Hơn 1.000 loài bị di chuyển do tác động của con người

Các chuyên gia bảo tồn hàng đầu cho biết, hơn 1.000 loài động, thực vật đang bị chuyển vị từ nơi phân bố do chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, săn bắn và mất sinh cảnh.

Theo TS Axel Moehrenschlager, các trường hợp “chuyển vị” như Ấn Độ có kế hoạch chuyển hổ tới Campuchia hoặc Nam Phi sử dụng máy bay đưa tê giác tới Úc, đã gia tăng trong vài thập kỷ gần đây và sẽ trở nên phổ biến do sức ép con người tạo ra khiến các loài dễ tuyệt chủng hơn.

Chuyển vị là một phương thức nhằm chuyển động vật, thực vật từ một khu vực này đến một khu vực khác nhằm tăng thêm cơ hội tồn tại và chống lại suy thoái đa dạng sinh học. 
Đó cũng là phương thức “nơi trú ngụ cuối cùng” đã được sử dụng hơn một thế kỷ qua, nhưng chính nó cũng gây ra nhiều tranh cãi.

Moehrenschlager, giám đốc chương trình khoa học và bảo tồn tại vườn thú Calgary, trưởng nhóm chuyên gia về tái thả động vật của IUCN cho biết, các loài đang chịu nhiều sức ép gia tăng trên khắp thế giới, nhưng khoa học cần tìm ra phương thức đưa chúng trở lại.

Thời điểm chúng ta có thể hy vọng xây dựng các khu vực bảo tồn loài đã qua. Chúng ta đang ở trong tình thế nguy cấp do biến đổi khí hậu. Do đó, chúng ta cần quản lý các loài một cách linh hoạt hoặc chúng ta sẽ mất chúng.

Đánh giá gần đây đối với biến đổi khí hậu vào năm 2014 đã cảnh báo trái đất đang nóng lên là nguyên nhân phổ biến và ảnh hưởng tiêu cực đối với động vật và thực vật. Nhiều loài đã buộc phải rời nơi phân bố, biến đổi số lượng hoặc thay đổi các hoạt động theo mùa.

Năm 2013, báo cáo của IUCN cho thấy 6-9% các loài chim nguy cấp, 11-15 các loài lưỡng cư và 6-9% san hô được coi là nguy cấp cao do biến đổi khí hậu và bị đe dọa tuyệt chủng nếu xu hướng biến đổi khí hậu hiện nay tiếp diễn.

Chuyên gia Moehrenschlager đã thống kê được khoảng 1.300 đợt dịch chuyển thông qua các nghiên cứu của IUCN. Moehrenschlager cho rằng không thể xác định 1.000 loài thông qua các thực hiện các dự án nhưng trường hợp chuyển vị đầu tiên đã được thử nghiệm thông qua việc tái thả bò bison về Hoa Kỳ vào đầu những năm 1990.
Các nhà khoa học cho rằng chuyển vị gây nhiều tranh cãi bởi nguy cơ quần thể của loài được chuyển vị phát triển quá mạnh tại khu vực mới và đẩy các loài địa phương đến mức tuyệt chủng.

Bảo vệ loài trước nguy cơ tuyệt chủng đem lại lợi ích hiển nhiên song theo Moehrenschlager cần phải cân bằng trước các nguy cơ khác. Động vật hoặc thực vật có thể tử vong hoặc chịu các tác động mạnh trong quá trình chuyển vị và tác động của động vật trong hệ sinh thái khi tiếp nhận loài mới cần phải được cân nhắc. Bên cạnh đó, cần phải cân nhắc các tác động kinh tế-xã hội nếu loài bị chuyển vị gây hại cho đất đai hoặc đe dọa con người.

Các trường hợp bảo tồn chuyển vị

Chim ưng California: vào năm 1982, chỉ có 23 cá thể chim ưng (tên khoa học là Gymnogyps californianus)tồn tại ở California. Năm 1987, tất cả các cá thể chim ưng hoang dã được đưa vào chương trình nuôi sinh sản. Kể từ năm 1992, khi được tái thả vào tự nhiên, quần thể chim ưng ở đây đã phát triển lên 410 cá thể.

Khỉ sư tử vàng ở Brazil: đã được di chuyển từ những khu rừng nhỏ bị đe dọa tới các khu rừng rộng lớn không có người và được bảo vệ. (Ảnh dưới.

Linh dương Arập: đã tuyệt chủng trong tự nhiên vào năm 1972. Tái thả vào tự nhiên từ nguồn gây nuôi sinh sản đã được thực hiện ở Oman, Arập Saudi, Israel, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất, Jordan. Hiện nay tình trạng bảo tồn của linh dương Arập (tên khoa học là Oryx leucoryx) đang ở mức “nguy cấp”. (Ảnh dưới).

Sóc chuột đảo Vancouver: là loài đặc hữu ở Canada. Năm 2004, số lượng loài này trong tự nhiên chỉ dưới 40 cá thể và tuyệt chủng trong tự nhiên vào năm 2010, thời điểm sóc chuột trở thành biểu tượng của Thế vận hội mùa đông. Hiện nay, số lượng sóc chuột (tên khoa học là Marmota vancouverensis) đã đạt 350 cá thể.

Cáo chạy nhanh: có tên khoa học là Vulpes velox,đã tuyệt chủng ở Canada từ năm 1938 do mất sinh cảnh và săn bắn nhưng đã được tái thả vào năm 1983. Tình trạng bảo tồn của loài này là “ít quan tâm”.

Ong tóc ngắn: được tuyên bố tuyệt chủng tại nước Anh và năm 2000 do các các cánh đồng hoa được chuyển đổi thành đất nông nghiệp. Sau khi thất bại ở lần tái thả ở New Zealand, ong tóc ngắn (tên khoa học là Bombus subterraneus) ở Thụy Điển đã làm tổ và sinh sản thành công vào năm 2013.

Chồn nâu châu Âu: tên khoa học là Mustela lutreola đã được đưa tới hai hòn đảo của Estonia để tránh các mối đe dọa từ đối thủ cạnh tranh: chồn nâu châu Mỹ.

San hô: ở Ấn Độ đã bị tuyệt chủng do bị phá hủy các rạn đã được tái thả vào vịnh Kutch và phát triển trên các rạn nhân tạo. Đây là trường hợp hỗ trợ xâm chiếm.

Rùa khổng lồ Aldabra: tên khoa học là Aldabrachelys gigantea, được tái thả vào một trong các hòn đảo của Mauritania để thay thế cho vai trò của rùa bản địa đã tuyệt chủng. Đây là trường hợp chuyển vị thay thế sinh thái.

(NDĐT)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *