Trạm xử lý nước thải Công Ty TNHH MTV Phát Triển Công Nghiệp BW Hải Dương- KCN VSIP Hải Dương

1. Thông tin dự án

  • 1.1 Trạm xử lý nước thải công suất 180m3/ng.đêm

+ Tổng thầu: Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Unicons Việt Nam

+ Đơn vị thực hiện: Công ty Cổ phần Xây Dựng và CN Môi trường Việt Nam

+ Địa điểm: Lô 6, KCN Cẩm Điền – Lương Điền, xã Cầm Điền, huyện Cầm Giàng, tỉnh Hải Dương

 Hệ thống xử lý nước thải công suất 180m3/ng.đêm

  • 1.2 Trạm xử lý nước thải công suất 130m3/ng.đêm

+ Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Phát triển Công nghiệp BW Hải Dương

+ Đơn vị thi công: Công ty Cổ phần Xây Dựng và CN Môi trường Việt Nam

+ Địa điểm: Lô 5, KCN Cẩm Điền – Lương Điền, xã Cầm Điền, huyện Cầm Giàng, tỉnh Hải Dương

Hệ thống xử lý nước thải công suất 130m3/ng.đêm

  • 1.3 Trạm xử lý nước thải công suất 65m3/ng.đêm

+ Tổng thầu : Công ty CP Xây dựng và Sản xuất Kansai Vina

+ Đơn vị thực hiện: Công ty Cổ phần Xây Dựng và CN Môi trường Việt Nam

+ Địa điểm: Lô 2, đường số 1, KCN Cẩm Điền – Lương Điền, xã Cầm Điền, huyện Cầm Giàng, tỉnh Hải Dương

Hệ thống xử lý nước thải công suất 65m3/ng.đêm

2. Nguồn gốc và tính chất nước thải sinh hoạt

+ Nguồn gốc: Nước thải phát sinh quá trình sinh hoạt của công nhân, cán bộ nhà xưởng

+ Tính chất đặc trưng của Nước thải sinh hoạt:

Thành phần cần xử lý trong nước thải sinh hoạt là thành phần hữu cơ, cặn lơ lửng và vi sinh vật.
Nước thải sinh hoạt có đặc trung ô nhiễm bởi các thành phần chất hữu cơ mà biểu hiện bằng hàm lượng COD và BOD lớn. Bên cạnh đó là các chất dinh dưỡng khác như nitơ, phốt pho và vi sinh vật.

3. Yêu cầu chất lượng đầu ra

 Nước thải sau xử lý đạt  tiêu chuẩn KCN VSIP Hải  Dương như sau:

TT Thông số Đơn vị Giá trị
Tiêu chuẩn xả thải KCN VSIP Hải Dương
1 pH 6-9
2 Độ màu Co – Pt 40
3 Chất rắn lơ lửng (SS) mg/l 400
4 BOD5 mg/l 400
5 COD mg/l 600
6 Tổng Coliforms MPN/100ml 5.000
7 Tổng phốt pho mg/l 5
8 Tổng Nitơ mg/l 20

4. Công nghệ hệ thống xử lý nước thải

           Dựa vào tính chất nước thải đầu vào và yêu cầu chất lượng đầu ra  để đưa ra công nghệ xử lý A-O như sau:

4.1 Bể thu gom và Bể điều hòa

Nước thải sinh hoạt của các phân xưởng được thu gom tập trung vào bể thu gom chung sau đó được đưa sang Bể điều hòa.

Nước thải được dẫn tập trung vào bể điều hòa sau đó đưa đến hệ thống xử lý phía sau. Bể điều hòa có gắn hệ thống ống sục khí, nhằm liên tục cung cấp oxy làm xáo trộn đồng nhất nước thải.

4.2 Cụm bể xử lý AO (Anoxic- Oxic)

  • Đối với quá trình xử lý Nito:

Nitrat hóa: là quá trình xử lý sinh học để chuyển hóa Amonia NH4 thành Nitrit NO2 sau đó thành Nitrat NO3.

Quá trình bao gồm các bước sau:

+ Quá trình Nitrit hóa:

NH4+ +3/2O =>  NO2 +H2O +2H+ +Q

Tham gia vào quá trình này gồm có 4 giống vi sinh vật chủ yếu gồm có: Nitrosomonas, Ntrosolobus, Nitrocystic, Nitrosospira. Đây là các giống vi khuẩn hình que hơi xoắn, đa phần là gram âm, có khả năng di động được, phát triển tốt nhất ở pH 7-7.5 và nhiệt độ từ 28-30oC

+ Quá trình Nitrat hóa:

 NO2 +1/2O =>   NO3 +Q

+ Phản Nitrat: là quá trình sinh học chuyển hóa Nitrat thành khí Nito và các chất khác.

Chuỗi phản ứng chủ yếu của quá trình phản Nitrat như sau:

HNO3 +2H=>  HNO2 + 2H=>   HNO + 2H=>   N2O + 2H+    =>    N2 +H2O

Ngoài ra, tại bể phản ứng sinh học thiếu khí này còn xảy ra quá trình photphorit hóa.

  • Đối với quá trình xử lý BOD tại bể hiếu khí:

Bể Aerotank là bể chứa hỗn hợp nước thải và bùn hoạt tính, khí được cấp liên tục vào bể để trộn đều và giữ cho bùn ở trạng thái lơ lửng, cung cấp đủ oxi cho vi sinh vật oxy hóa chất hữu cơ có trong nước thải.

Đây là giai đoạn chính để làm giảm nồng độ BOD trong nước thải. Các chất hữu cơ có nguồn gốc Cacbon trong nước thải được chuyển hóa thành các tế bào vi sinh và các loại khí nhờ quá trình phân giải chất hữu cơ sử dụng oxi. Khí oxy được cung cấp cưỡng bức vào bể hiếu khí thông qua hệ thống ống và đĩa phân phối khí liên kết với các máy thổi khí đặt cạn. Các giai đoạn chính của quá trình xử lý sinh học hiếu khí gồm có:

+ Oxy hóa các hợp chất hữu cơ:

        CxHyOz +O2  =>   CO2 + H2O

+ Tổng hợp tế bào mới:

        CxHyOz +O2  =>  CO2 + H2O + tế bào vi sinh vật + C5H7O2N

+ Phân hủy nội bào:

       CxHyOz +O2  =>  CO2 + H2O + NH3

Trong quá trình xử lý sinh học các vi sinh phát triển và tăng trưởng trong các bông cặn bùn hoạt tính ở trạng thái lơ lửng trong nước. Để duy trì trạng thái này cần thiết phải có giá đỡ cho các bông bùn bám dính trên đó. Ngoài ra để duy trì trạng thái hoạt động tốt nhất cho các hệ xử lý vi sinh, cần đảm bảo tỷ lệ BOD:N:P trong nước luôn ở mức khoảng 100:5:1.

4.3 Bể lắng

Lượng bùn hoạt tính lơ lửng tạo ra trong hệ AO được tách ra từ các màng sinh học sẽ được chảy sang bể lắng thứ cấp. Các tế bào sinh vật được lắng xuống đáy bể, phần nước trong được chảy qua bộ phận lọc hấp phụ, tràn vào máng, dẫn sang bể khử trùng. Phần bùn lắng được thu xuống dưới đáy dốc hố tại tâm bể và được bơm bùn bơm sang bể chứa bùn, một phần thì được tuần hoàn lại bể thiếu khí để bù đắp lại sự thiếu hụt của bùn hoạt tính trong bể AO.

Các bể trong cụm xử lý sinh học được tuần hoàn qua lại lẫn nhau bằng hệ thống  bơm tuần hoàn đặt tại bể lắng sinh học. Mục đích của máy bơm này là nhằm liên tục quá trình xử lý Nito. Quy trình Ntrat hóa – phản Nitrat hóa được quay vòng liên tục đồng thời với dòng nước thải đi vào. Mô hình này đặc biệt hiệu quả với việc xử lý Nito hữu cơ, Amoni hàm lượng cao có trong nước thải sinh hoạt.

4.4 Bể khử trùng

Tại đây hóa chất khử trùng được châm vào nước thải tại bể khử trùng nhằm khử trùng nước thải trước khi xả vào nguồn tiếp nhận. Hóa chất khử trùng là chất oxy hóa mạnh ngoài mục đích khử trùng, hóa chất khử trùng còn có thể sử dụng để giảm mùi.

Nước sau khử trùng được xử lý đạt Tiêu chuẩn VSIP Hải Dương.

Một số hình ảnh về dự án

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Liên hệ tư vấn thiết kế thi công hệ thống xử lý nước thải: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ CN MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM

Địa chỉ: Lô B1.2-LK04-14 KĐT Thanh Hà, Thanh Oai, Hà Nội

Điện thoại: 09847266650376109734 – Mr Trung

Email:  mtvnvcet@gmail.com