Xử lý nước thải – Xử lý nước thải giặt là

Bột giặt là một sản phẩm không thể thiếu trong công nghệ giặt tẩy nên thành phần của loại nước thải này chứa nhiều chất liệu của bột giặt, ví dụ như: chất hoạt động bề mặt, chất tẩy trắng, các chất tăng bọt. Ngoài ra, trong quá trình giặt tẩy các chất bẩn được lấy ra từ đồ giặt nên nước thải này còn chứa nhiều cặn lơ lửng (SS) và các sợi vải nhỏ.

Chất hoạt động bề mặt được phân loại thành 4 nhóm chính như sau:

– Các chất hoạt động bề mặt anionic: nhóm hữu cực mang điện tích âm liên kết cộng hóa trị với phần kỵ nước. Ví dụ: các xà phòng, các alkykbenzen sunfonat,…

– Các chất hoạt động bề mặt cationic: nhóm hữu cực mang điện tích dương (-NR1R2R3) liên kết cộng hóa trị với phần kỵ nước. Ví dụ: clorua dimetyl di-stearyl amoni.

– Các chất hoạt động bề mặt Non – IonicI: nhóm chức hữu cực không ion hóa trong dung dịch nước. Phần kỵ nước gồm dây chất béo. Phần ưa nước chứa những nguyên tử oxy, nitơ hoặc lưu huỳnh không ion hóa, sự hòa tan là do cấu tạo những liên kết hydro giữa các phân tử nước và một số chức năng của phần ưa nước. Ví dụ: dẫn xuất của polyoxyetylen hoặc polyoxypropylen.

– Các chất hoạt động bề mặt lưỡng tính: là những hợp chất có một phân tử tạo nên một ion lưỡng cực. Ví dụ: axit xetylamino-axetic

Các chất hoạt động bề mặt trong bột giặt cũng như trong nước thải của ngành giặt tẩy là những chất bền sinh học. Vì vậy chúng cần phải được xử lý trước khi thải vào môi trường.

Công nghệ xử lý nước thải giặt là thường trải qua các công đoạn chính sau:

1. Công đoạn tiền xử lý

Bao gồm:

– Tách rác: Sử dụng song chắn thô, song chắn rác tinh loại bỏ rác lẫn trong nước thải (phần sợi vải nhỏ)

– Bể điều hòa: Điều hòa lưu lượng và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải.

Mục đích: của giai đọng tiền xử lý: Giảm nhiệt độ của nước thải, tách rác, bùn cặn, giảm một phần SS, COD…

2. Công đoạn xử lý hóa lý

Bao gồm:

– Trung hòa: Điều chỉnh, kiểm soát độ pH của nước thải.

– Keo tụ, tạo bông.

– Lắng hóa lý.

Mục đích: Trung hòa, ổn định pH, loại bỏ SS, độ màu, kim loại nặng, một phần chất hữu cơ hòa tan…

3. Xử lý sinh học

Phương pháp sinh học có thể được áp dụng là:Phương pháp sinh học Hiếu khí; Bể hiếu khí với lớp bùn lơ lửng, hoặc bể hiếu khí với vật liệu bám dính với nồng độ chất hữu cơ trong bể phù hợp với công nghệ sinh học hiếu khí

Mục đích: xử lý BOD, độ màu nước thải…

4. Xử lý bậc III

Công đoạn này nhằm mục đích xử lý triệt để chất ô nhiễm trong nước thải, nước thải sau xử lý có thể đạt đến loại A của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp

– Keo tụ, tạo bông (lần 2).

– Lọc: Lọc nhanh trọng lực, lọc áp lực…

– Oxi hóa bậc cao: Có thể sử dụng Ozone, hay hệ Fenton và có hiệu chỉnh pH về trung tính

5. Xử lý bùn cặn

Bùn cặn trong quá trình xử lý nước thải giặt là được lưu giữ trong các bể chứa bùn. Bùn được tách nước bằng máy ép bùn hoặt sân phơi bùn, phần bùn khô được xử lý theo phương pháp của xử lý chất thải rắn, phần nước tách ra khỏi bùn tuần hoàn lại đều bể điều hòa và xử lý tiếp trước khi xả ra môi trường tiếp nhận.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *