Xây dựng trạm xử lý nước sạch công suất 1000m3/ngày

Nguồn nước cấp cho dự án được lựa chọn là nguồn nước mặt lấy từ Sông Hồng chảy qua địa phận huyện.

Kết quả phân tích mẫu nước ban đầu và yêu cầu chất lượng nước sau xử lý được đưa ra như bảng sau:

TT Thông số Đơn vị Phương phápphân tích Kết quả
1 COD mg/l SMEWW 5220C 27
2 BOD5 mg/l SMEWW 5210B 6
3 CN mg/l SMEWW – 4500 – CN – A, C&E 0,004
4 Cl mg/l SMEWW 4500 – Cl – – B 8,8
5 NO2N mg/l SMEWW 4500 – NO2– – B 0,05
6 NO3N mg/l ISO 7890-3:1998 E 0,58
7 NH4+-N mg/l ISO 7150/1:1984 0,16
8 TKN mg/l SMEWW – 4500 – NOrg – A, B&C 0,93
9 PO43- mg/l SMEWW – 4500 P – E 0,10
10 TP mg/l SMEWW – 4500 P – , B&E 0,52
11 TSS mg/l SMEWW – 2540 D 399
12 Tổng dầu, mỡ mg/l SMEWW – 5520C 1,3
13 As mg/l SMEWW – 3500C – As 0,027
14 Pb mg/l SMEWW – 3500C – Pb 0,040
15 Cd mg/l SMEWW – 3500C – Cd <0,002
16 Fe mg/l SMEWW – 3500C – Fe 4,78
17 Zn mg/l SMEWW – 3500C – Zn 0,19
18 Cu mg/l SMEWW – 3500C – Cu <0,20


(Nguồn: Báo cáo Quan trắc định kỳ của Trung tâm Quan trắc môi trường tỉnh Lào cai – 2013)

Thuyết minh dây chuyền công nghệ:

–    Bể lắng sơ bộ: Làm giảm hàm lượng cặn lơ lửng, loại trừ các hạt cặn và bông cặn có khả năng lắng, làm giảm lượng vi trùng và vi khuẩn có trong nước trước khi vào các công trình xử lý tiếp theo.

–    Bể phản ứng: Cặn bẩn trong nước thiên nhiên thường là hạt cát, sét, bùn, sinh vật phù du, sản phẩm phân hủy của các chất hữu cơ… Các hạt cặn lớn có khả năng tự lắng trong nước, còn cặn bé ở trạng thái lơ lửng. Trong kỹ thuật xử lý nước bằng các biện pháp cơ học chỉ có thể loại bỏ những hạt có kích thước lớn hơn 10-4mm, còn những hạt cặn có kích thước nhỏ hơn 10-4mm phải áp dụng xử lý bằng phương pháp hóa học. Do đó, bể phản ứng sử dụng quá trình keo tụ để tạo ra một hệ keo mới tích điện ngược dấu với hệ keo cặn bẩn trong nước thiên nhiên và các hạt keo trái dấu sẽ trung hòa lẫn nhau tạo thành các bông cặn lớn. Chất keo tụ thường được sử dụng là phèn nhôm, phèn sắt đưa vào nước dưới dạng hòa tan. Các phân tử Al(OH)3 và Fe(OH)3 kết hợp với các Anion có trong nước và kết hợp với nhau tạo ra bông cặn có hoạt tính bề mặt cao. Các bông cặn này khi lắng sẽ hấp thụ cuốn theo các hạt keo, cặn bẩn, các hợp chất hữu cơ… tồn tại ở dạng hòa tan hoặc lơ lửng trong nước.

–    Bể lắng: Lắng là khâu quan trọng trong dây chuyền công nghệ xử lý nước. Các loại bể lắng được thiết kế để loại trừ ra khỏi nước các hạt cặn lơ lửng có khả năng lắng xuống dưới đáy bể bằng trọng lực.

–    Bể lọc: Lọc là quá trình không chỉ giữ lại các hạt cặn lơ lửng trong nước có kích thước lớn hơn kích thước các lỗ rỗng tạo ra giữa các hạt lọc mà còn giữ lại keo sắt, keo hữu cơ gây độ đục, độ màu. Bể lọc thường được thiết kế gồm 2 lớp: lớp cát thạch anh và lớp sỏi.

–    Khử trùng: Quá trình khử vi sinh vật xảy ra theo 2 giai đoạn : Đầu tiên, chất khử trùng khuếch tán xuyên qua vỏ tế bào vi sinh, sau đó phản ứng với men bên trong tế bào và phá hủy quá trình trao đổi chất dẫn đến sự diệt vong của tế bào.

Nếu muốn hiểu rõ hơn về  phương thức xử lý, hãy liên hệ với công ty Cổ phần Xây dựng và CN Môi trường Việt Nam để có công nghệ xử lý nước thải tốt nhất, giá thành rẻ nhất, chất lượng nước đầu ra đạt tiêu chuẩn.

Liên Hệ: 02466.880.999 – 0367.866.789

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *