Thông tư 07/2013/TT-BCT QUY ĐỊNH VIỆC ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG HÓA CHẤT NGUY HIỂM ĐỂ SẢN XUẤT SẢN PHẨM, HÀNG HÓA TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP

BỘ CÔNG THƯƠNG
——–
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
Số: 07/2013/TT-BCTHà Nội, ngày 22 tháng 04 năm 2013

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VIỆC ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG HÓA CHẤT NGUY HIỂM ĐỂ SẢN XUẤT SẢN PHẨM, HÀNG HÓA TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Luật Hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất; Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP;

Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định việc đăng ký sử dụng hóa chất nguy hiểm để sản xuất sản phẩm, hàng hóa trong lĩnh vực công nghiệp.

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định việc đăng ký sử dụng hóa chất nguy hiểm (sau đây gọi tắt là đăng ký sử dụng) của các tổ chức, cá nhân để sản xuất sản phẩm, hàng hóa trong lĩnh vực công nghiệp.

2. Thông tư này không áp dụng đối với hóa chất có trong sản phẩm, hàng hóa đã được sản xuất trước ngày Thông tư này có hiệu lực.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Sử dụng hóa chất nguy hiểmlà quá trình dùng hóa chất nguy hiểm trong sản xuất công nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm, hàng hóa nhất định.

Điều 3. Danh mục hóa chất nguy hiểm

Hóa chất nguy hiểm phải đăng ký sử dụng gồm các hóa chất được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 4. Sử dụng hóa chất nguy hiểm

Tổ chức, cá nhân sử dụng hóa chất nguy hiểm để sản xuất sản phẩm, hàng hóa phải thực hiện các quy định về quyền, nghĩa vụ; về cất giữ, bảo quản hóa chất nguy hiểm theo quy định của Luật Hóa chất.

Chương 2.

ĐĂNG KÝ, BÁO CÁO VÀ KIỂM TRA VIỆC SỬ DỤNG HÓA CHẤT NGUY HIỂM

MỤC 1. ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG

Điều 5. Hình thức đăng ký sử dụng

Tổ chức, cá nhân sử dụng hóa chất nguy hiểm thực hiện đăng ký sử dụng bằng hình thức văn bản với Sở Công Thương thuộc địa bàn quản lý trong vòng 15 (mười lăm) ngày làm việc trước khi bắt đầu sử dụng. Mẫu đăng ký sử dụng được quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 6. Đăng ký lại

Tổ chức, cá nhân phải thực hiện đăng ký lại việc sử dụng hóa chất nguy hiểm với Sở Công Thương thuộc địa bàn quản lý trong vòng 15 (mười lăm) ngày làm việc sau khi chuyển đổi chủ sở hữu, sau khi thay đổi địa điểm hoạt động hoặc sau khi thay đổi mục đích sử dụng. Mẫu đăng ký được quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

MỤC 2. BÁO CÁO SỬ DỤNG HÓA CHẤT NGUY HIỂM

Điều 7. Báo cáo của tổ chức, cá nhân

Định kỳ, tổ chức, cá nhân sử dụng hóa chất nguy hiểm phải báo cáo tình hình sử dụng hóa chất trên cơ sở nội dung đã đăng ký với Sở Công Thương thuộc địa bàn quản lý trước ngày 10 tháng 6 đối với báo cáo 6 (sáu) tháng; trước ngày 10 tháng 12 đối với báo cáo năm. Nội dung báo cáo được quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 8. Báo cáo của Sở Công Thương

Định kỳ, Sở Công Thương báo cáo tình hình sử dụng hóa chất nguy hiểm thuộc địa bàn quản lý với Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) trước ngày 10 tháng 7 đối với báo cáo 6 (sáu) tháng; trước ngày 10 tháng 01 đối với báo cáo năm. Nội dung báo cáo được quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 9. Bảo mật và sử dụng thông tin bảo mật trong báo cáo

1. Cơ quan tiếp nhận báo cáo quy định tại Điều 7 và Điều 8 Thông tư này có trách nhiệm bảo mật và sử dụng thông tin bảo mật trong báo cáo của tổ chức, cá nhân theo quy định tại Điều 50, Điều 51 Luật Hóa chất và Khoản 1 Điều 19 của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất; Điều 43 Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ Công Thương quy định cụ thể một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định số 108/2008/NĐ-CP.

2. Những thông tin quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường không được coi là thông tin bảo mật theo quy định tại Khoản 2 Điều 19 của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP.

MỤC 3. KIỂM TRA SỬ DỤNG HÓA CHẤT NGUY HIỂM

Điều 10. Các trường hợp kiểm tra đột xuất

1. Tổ chức, cá nhân không đăng ký sử dụng hóa chất nguy hiểm theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.

2. Tổ chức, cá nhân không thực hiện đăng ký lại việc sử dụng hóa chất nguy hiểm theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.

3. Tổ chức, cá nhân sử dụng hóa chất nguy hiểm không đúng mục đích đăng ký.

4. Tổ chức, cá nhân không báo cáo tình hình sử dụng hóa chất nguy hiểm theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 12 Thông tư này sau 20 (hai mươi) ngày, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu báo cáo của Sở Công Thương.

5. Thông qua công tác quản lý của mình, cơ quan nhà nước cấp trên có thẩm quyền phát hiện các thông tin, tài liệu có dấu hiệu vi phạm các quy định của Thông tư này.

Điều 11. Cơ quan kiểm tra

1. Sở Công Thương có trách nhiệm kiểm tra việc đăng ký sử dụng và báo cáo sử dụng hóa chất nguy hiểm của các tổ chức, cá nhân thuộc địa bàn quản lý theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.

2. Trong quá trình kiểm tra, cơ quan kiểm tra phải:

a) Có quyết định kiểm tra do Thủ trưởng cơ quan kiểm tra ban hành;

b) Bảo đảm tính khách quan, công khai, minh bạch trong kiểm tra;

c) Chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra và các kết luận liên quan.

Chương 3.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 12. Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền

1. Cục Hóa chất

a) Chủ trì phối hợp với Sở Công Thương hướng dẫn, phổ biến việc thực hiện Thông tư này;

b) Tổng hợp tình hình đăng ký sử dụng hóa chất nguy hiểm trong lĩnh vực công nghiệp của các địa phương;

c) Chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan xem xét, trình Lãnh đạo Bộ sửa đổi, bổ sung Danh mục hóa chất nguy hiểm quy định tại Phụ lục 1 Thông tư này phù hợp với tình hình thực tiễn và các quy định quốc tế.

2. Sở Công Thương

a) Gửi văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân sử dụng hóa chất nguy hiểm thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 7 Thông tư này. Tổng hợp tình hình đăng ký sử dụng hóa chất nguy hiểm trong lĩnh vực công nghiệp của các tổ chức, cá nhân thuộc địa bàn quản lý;

b) Báo cáo Bộ Công Thương (Cục Hóa chất): Tình hình đăng ký sử dụng hóa chất nguy hiểm thuộc địa bàn quản lý; kết quả kiểm tra việc sử dụng hóa chất nguy hiểm theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.

Điều 13. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân

Tổ chức, cá nhân sử dụng hóa chất nguy hiểm chịu trách nhiệm về việc đăng ký, mục đích sử dụng và tuân thủ Thông tư này. Trường hợp vi phạm các quy định tại Thông tư này bị xử phạt hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất theo quy định của pháp luật.

Điều 14. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Công Thương để xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 Nơi nhận:
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
– UBND các tỉnh, tp trực thuộc TW;
– Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ TP);
– Công báo;
– Website BCT;
– Lưu: VT, HC.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Dương Quang

PHỤ LỤC 1

DANH MỤC HÓA CHẤT NGUY HIỂM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 07/2013/TT-BCT ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

TTTên hóa chấtCông thức hóa họcMã số CAS
1.[4-[[4-anilino-1-naphthyl][4-(dimethylamino)phenyl]methylene] cyclohexa-2,5-dien-1-ylidene] dimethylammonium chlorideC33H32N3Cl2580-56-5
2.[4-[4,4′-bis(dimethylamino) benzhydrylidene]cyclohexa-2,5-dien-1- ylidene]dimethylammonium chlorideC25H30ClN3548-62-9
3.[Phthalato(2-)]dioxotrileadC8H4O6Pb369011-06-9
4.1,2,3-TrichloropropaneC3H5Cl396-18-4
5.1,2-Benzenedicarboxylic acid, di-C6-8- branched alkyl esters, C7-richC22H34O471888-89-6
6.1,2-Benzenedicarboxylic acid, di-C7-11-branched and linear alkyl estersC22H34O4-C30H50O468515-42-4
7.1,2-Benzenedicarboxylic acid, dipentylester, branched and linearC18H26O484777-06-0
8.1,2-bis(2-methoxyethoxy)ethane (TEGDME; triglyme)C8H18O4112-49-2
9.1,2-dichloroethaneC2H4C12107-06-2
10.1,2-DiethoxyethaneC6H14O2629-14-1
11.1,2-dimethoxyethane; ethylene glycol dimethyl ether (EGDME)C4H10O2110-71-4
12.1,3,5-Tris(oxiran-2-ylmethyl)-1,3,5- triazinane-2,4,6-trione (TGIC)C12H15N3O62451-62-9
13.1,3,5-tris[(2S and 2R)-2,3-epoxypropyl]-1,3,5-triazine-2,4,6-(1H,3H,5H)-trione (b-TGIC)C12H15N3O659653-74-6
14.1-bromopropane (n-propyl bromide)C3H7Br106-94-5
15.1 -Methyl-2-pyrrolidoneC5H9NO872-50-4
16.2,4-DinitrotolueneC7H6N2O4121-14-2
17.2-EthoxyethanolC4H10O2110-80-5
18.2-Ethoxyethyl acetateC6H12O3111-15-9
19.2-Methoxyaniline; o-AnisidineC7H9NO90-04-0
20.2-MethoxyethanolC3H8O2109-86-4
21.3-ethyI-2-methyl-2-(3-methylbutyI)-1,3-oxazolidineC11H23NO143860-04-2
22.4-(1,1,3,3-tetramethylbutyl)phenolC14H22O140-66-9
23.4-(1,1,3,3 -tetramethylbutyl)phenolC14H22O140-66-9
24.4,4′-bis(dimethylamino)-4″- (methylamino)trityl alcoholC24H29N3O561-41-1
25.4,4’-bis(dimethylamino) benzophenoneC17H20N2O90-94-8
26.4,4’-methylenedi-o-toluidineC15H18N2838-88-0
27.4,4’-oxydianiline and its saltsC12H12N2O101-80-4
28.4-AminoazobenzeneC12H11N360-09-3
29.4-Nonylphenol, branched and linearC15H24O 
30.5-tert-butyl-2,4,6-trinitro-m-xylene (musk xylene)C12H15N3O681-15-2
31.6-methoxy-m-toluidine (p-cresidine)C8H11NO120-71-8
32.Alkanes, C10-13, chloro (Short Chain Chlorinated Paraffins) (Chloroalkanes C10-13) 85535-84-8
33.Aluminosilicate Refractory Ceramic FibresCeramic Fibres (Aluminosilicate) (Aluminosilicate Refractory Ceramic Fibres (SiO2, AI2O3)) 142844-00-6
34.Ammonium dichromateN2H8Cr2O77789-09-5
35.AnthraceneC14H10120-12-7
36.Anthracene oil 90640-80-5
37.Anthracene oil, anthracene paste 90640-81-6
38.Anthracene oil, anthracene paste, anthracene fraction (Anthracene oil, Fraction) 91995-15-2
39.Anthracene oil, anthracene paste,distn, lights 91995-17-4
40.Anthracene oil, anthracene-low 90640-82-7
41.Benzyl butyl phthalate (BBP)C19H20O485-68-7
42.Bis (2-ethylhexyl)phthalate (DEHP)C24H38O4117-81-7
43.Bis(2-methoxyethyl) etherC6H14O3111-96-6
44.Bis(2-methoxyethyl) phthalateC14H18O6117-82-8
45.Bis(pentabromophenyl) ether (-decabromodiphenyl ether; DecaBDE) (Decabromodiphenyl oxide)C12Br10O1163-19-5
46.Bis(tributyltin)oxide (TBTO)C24H54OSn256-35-9
47.Chromic acid, Dichromic acid, Oligomers of chromic acid and dichromic acid.H2CrO4H2Cr2O77738-94-5,13530-68-2
48.Chromium trioxideChromic acidChromic anhydrideCrO31333-82-0
49.Cobalt cacbonatCobalt(II) carbonateCoCO37542-09-8513-79-1
50.Cobalt dichlorideCobalt muriateCobaltous chlorideCoCI27646-79-9
51.Cobalt(II) diacetateC4H6CoO471-48-7
52.Cobalt(II) dinitrate(Cobaltous nitrate)CoN2O6/ Co(NO3)210141-05-6
53.Cobaltous sulfateCobalt (II) sulfateCoSO410124-43-3
54.Cyclohexane-1,2-dicarboxylic anhydride [1], cis-cyclohexane-1,2-dicarboxylic anhydride [2], trans-cyclohexane-1,2-dicarboxylic anhydride(Cis-1,2-Cyclohexanedicarboxylic Anhydride, Hexahydrophthalic anhydride)C8H10O385-42-7,13149-00-3,14166-21-3
55.Diazene-1,2-dicarboxamide(C,C’-azodi(formamide))(Azodicarbonamide)C2H4N4O2123-77-3
56.Diboron trioxide(Boric anhydrideBoron trioxideBoron sesquioxide)B2O31303-86-2
57.Dibutyl phthalate (DBP) (1,2-Benzenedicarboxylic acid dibutyl ester, Di-n-butyl phthalate)C16H22O4/ C6H4(COOC4H9)284-74-2
58.Dibutyltin dichloride (DBTC)C8H18Cl2Sn683-18-1
59.Dichromium tris(chromate)Cr8O2124613-89-6
60.Diisobutyl phthalateC16H22O484-69-5
61.DiisopentylphthalateC13H16O4605-50-5
62.Dinoseb (6-sec-butyl-2,4-dinitrophenol)C10H12N2O588-85-7
63.Dioxobis(stearato)trileadC36H70O6Pb312578-12-0
64.Disodium tetraborate, anhydrous, Sodium tetraborate decahydrate Sodium tetraborate, Sodium tetraborate pentahydrateB4H20Na2O17B4Na2O7B4H10Na21303-96-4,1330-43-4,12179-04-3
65.Fatty acids, C16-18, lead salts 91031-62-8
66.Formaldehyde, oligomeric reaction products with aniline(C6H7NCH2O)x25214-70-4
67.FuranC4H4O110-00-9
68.Henicosafluoroundecanoic acid (Perfluoroundecanoic acid)C11HF21O22058-94-8
69.Heptacosafluorotetradecanoic acidC14HF27O2376-06-7
70.Hexabromocyclododecane (HBCDD) and all major diastereoisomers identified:Alpha-hexabromocyclododecane,Beta-hexabromocyclododecaneGamma-hexabromocyclododecane(1,2,5,6,9,10-Hexabromocyclododecane)C12H18Br625637-99-4,3194-55-6(134237-50-6)(134237-51-7)(134237-52-8)
71.Hexahydromethylphthalic anhydride [1], Hexahydro-4-methylphthalic anhydride [2], Hexahydro-1-methylphthalic anhydride [3], Hexahydro-3-methylphthalic anhydride (Methylhexahydrophthalic anhydride)C9H12O325550-51-0, 19438-60-9, 48122-14-1, 57110-29-9
72.Lead chromatePbCrO4(CrH2O4.Pb)7758-97-6
73.Lead chromate molybdate sulphate red (C.I. Pigment Red 104)PbCrO4, PbMoO4, PbSO412656-85-8
74.Lead diazide, Lead azidePbN613424-46-9
75.Lead dinitratePbN2O610099-74-8
76.Lead dipicrateC12H4N6O14Pb6477-64-1
77.Lead hydrogen arsenate (Lead arsenate)PbHAsO47784-40-9
78.Lead oxide sulfate (Lead(II sulfate, tribasic Lead sulfate(II)PbSO412036-76-9
79.Lead styphnate (Lead 2,4,6-trinitro-m-phenylene dioxide)C6HN3O8Pb15245-44-0
80.Lead sulfochromate yellow (Pigment Yellow 34)PbCrO4+PbSO41344-37-2
81.Lead titanium trioxidePbTiO312060-00-3
82.Lead titanium zirconium oxidePbTiZrO212626-81-2
83.Lead(II) bis(methanesulfonate) (Lead(II) methanesulfonate)C2H6O6PbS217570-76-2
84.Methoxyacetic acidC3H6O3625-45-6
85.Methyloxirane (Propylene oxide)C3H6O75-56-9
86.N,N,N’,N’,-tetramethyl-4,4′-methylenedianiline (4,4′-Methylenebis(N,N-dimethylaniline))C17H22N2101-61-1
87.N,N-dimethylacetamideC4H9NO127-19-5
88.N,N-dimethylformamideC3H7NO68-12-2
89.N-methylacetamideC3H7NO79-16-3
90.N-pentyl-isopentylphthalate (Isopentyl Pentyl Phthalate)C18H26O4776297-69-9
91.o-aminoazotolueneC14H15N397-56-3
92.Orthoboric acidBoric acidBH3O310043-35-3,11113-50-1
93.o-ToluidineC7H9N95-53-4
94.Pentacosafluorotridecanoic acidC13HF25O272629-94-8
95.Pentalead tetraoxide sulphatePb5SO812065-90-6
96.Pentazinc chromate octahydroxideZn5CrH8O1249663-84-5
97.PhenolphthaleinC20H14O477-09-8
98.Pitch, coal tar, high temp. 65996-93-2
99.Potassium chromate(Kali cromat)K2CrO47789-00-6
100.Potassium dichromate(Kali dicromat)K2Cr2O77778-50-9
101.Potassium hydroxyoctaoxodizincatedichromate(Kali hydroxyoctaoxodizincatedichromate)K2ZnCr2O811103-86-9
102.Pyrochlore, antimony lead yellow 8012-00-8
103.Silicic acid (H2Si2O5), barium salt (1:1), lead-doped 68784-75-8
104.Sodium chromate (Natri cromat)Na2CrO47775-11-3
105.Sodium dichromate (Natri dicromat)Na2Cr2O77789-12-0,10588-01-9
106.Strontium chromateSrCrO47789-06-2
107.Sulfurous acid, lead salt, dibasicPbSO362229-08-7
108.Tetraboron disodium heptaoxide, hydrateB4H14Na2O8-1212267-73-1
109.Tetralead trioxide sulphatePb4O3SO412202-17-4
110.Tricosafluorododecanoic acidC12HF23O2307-55-1
111.Triethyl arsenateC6H15AsO415606-95-8
112.Trilead bis(carbonate)dihydroxide2CO3.2Pb.H2O2Pb1319-46-6
113.Trilead diarsenatePb3As2O83687-31-8
114.Trilead dioxide phosphonateHO5PPb312141-20-7
115.Tris(2-chloroethyl)phosphateC6H12Cl3O4P115-96-8
116.Zirconia Aluminosilicate Refractory Ceramic Fibres (ZrRCF)  
117.-Bis[4-(dimethylamino)phenyl]-4 (phenylamino)naphthalene-1-methanolC34H35N3O1325-85-5

PHỤ LỤC 2

ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG HÓA CHẤT NGUY HIỂM
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 07/2013/TT-BCT ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

TÊN DOANH NGHIỆP
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: …………../………….. ……, ngày ……… tháng …… năm ……….

ĐĂNG KÝ

SỬ DỤNG HÓA CHẤT NGUY HIỂM TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP

Kính gửi:Sở Công Thương….

Tên tổ chức, cá nhân: ………………………………………….

Giấy chứng nhận đăng ký kính doanh (hoặc Giấy phép/Giấy chứng nhận đầu tư) số ………ngày……….. tháng……….. năm ………………….

Địa chỉ trụ sở chính: ……………………………………….

Điện thoại: …………….Fax: …………………..Email: …………………  Website: ……………….

Nơi đặt cơ sở sử dụng hóa chất nguy hiểm: ………………………………………………………

Nơi đặt chi nhánh sử dụng hóa chất (nếu có): ……………………………………………………..

Thông tin đăng ký sử dụng hóa chất nguy hiểm: ……………………………………………………

STTTên hóa chấtTên thương mạiCông thức hóa họcTrạng thái vật lý(rắn, lỏng, khí)Khối Iượng dự kiến sử dụng/năm(kg, lit))Mua trong nước (ghi rõ tên đơn vị bán)Nhập khẩu(ghi rõ nước xuất khẩu)Mục đích sử dụng
1        
2        
        

Chúng tôi cam kết thực hiện đúng mục đích sử dụng và các quy định về sử dụng hóa chất nguy hiểm để sản xuất sản phẩm, hàng hóa trong lĩnh vực công nghiệp theo quy định của Luật Hóa chất và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan./.

 Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu: …
GIÁM ĐỐC
(Ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC 3

BÁO CÁO TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HÓA CHẤT NGUY HIỂM

(DÀNH CHO TỔ CHỨC, CÁ NHÂN)
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 07/2013/TT-BCT ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

TÊN DOANH NGHIỆP
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: …………../…………..……, ngày ……… tháng …… năm ……….

BÁO CÁO

TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HÓA CHẤT NGUY HIỂM

Kính gửi:Sở Công Thương………

Căn cứ Luật Hóa chất; Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất; Thông tư số …… /2013/TT-BCT ngày …….tháng …….năm 2013 của Bộ Công Thương quy định việc đăng ký sử dụng hóa chất nguy hiểm để sản xuất sản phẩm, hàng hóa trong lĩnh vực công nghiệp

1. Tên doanh nghiệp: ……..

2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc Giấy phép/Giấy chứng nhận đầu tư) số ……. ngày……. tháng…….. năm ……..

3. Địa chỉ trụ sở chính:

Điện thoại: ……………..Fax: ……………..Email: …………….Website: ……………….

Nơi đặt cơ sở sử dụng hóa chất nguy hiểm: …………

Nơi đặt chi nhánh sử dụng hóa chất nguy hiểm (nếu có): ……..

4. Thông tin về hóa chất nguy hiểm được sử dụng:

STTTên hóa chấtTên thương mạiCông thức hóa họcTrạng thái vật lýXuất xứKhối lượng hóa chất nguy hiểm (kg, lít)Mục đích sử dụngThời gian đăng ký với Sở Công Thương
Mua trong nước (ghi rõ tên đơn vị bán)Nhập khẩu (ghi rõ nước xuất khẩu)Đã sử dụngTồn khoTổng
1           
2           
…..           
 Tổng:     
 Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu: ……….
GIÁM ĐỐC
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

PHỤ LỤC 4

BÁO CÁO TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HÓA CHẤT NGUY HIỂM (DÀNH CHO SỞ CÔNG THƯƠNG)
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 07/2013/TT-BCT ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

UBND TỈNH, TP
SỞ CÔNG THƯƠNG
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: …………../- …..……, ngày ……… tháng …… năm ……….

BÁO CÁO

TÌNH HÌNH ĐĂNG KÝ, SỬ DỤNG HÓA CHẤT NGUY HIỂM THUỘC ĐỊA BÀN QUẢN LÝ

Kính gửi:Cục Hóa chất (Bộ Công Thương)

Căn cứ Luật Hóa chất, Nghị định 26/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất;

Căn cứ Thông tư số … /2013/TT-BCT ngày … tháng …. năm …. của Bộ Công Thương quy định việc đăng ký sử dụng hóa chất nguy hiểm trong lĩnh vực công nghiệp;

Sở Công Thương báo cáo tình hình sử dụng hóa chất nguy hiểm trong lĩnh vực công nghiệp thuộc địa bàn quản lý như sau:

1. Thông tin về hóa chất nguy hiểm sử dụng trên địa bàn:

STTTên hóa chấtTên thương mạiCông thức hóa họcTrạng thái vật lýKhối lượng hóa chất nguy hiểm (kg, lít)Mục đích sử dụng
Đã sử dụngTồn khoTổng 
1        
2        
….        

2. Thống kê số lượng tổ chức, cá nhân sử dụng hóa chất nguy hiểm trên địa bàn

STTTên doanh nghiệpĐịa chỉ trụ sở chínhChi nhánh (nếu có)Tên các hóa chất nguy hiểm đã sử dụngTổng khối lượng hóa chất nguy hiểm đã sử dụng (kg/năm)Sự cố trong sử dụng hóa chất nguy hiểm (nếu có)
1      
2      
n      

3. Đánh giá tình hình thực hiện các quy định về đăng ký, sử dụng hóa chất nguy hiểm thuộc địa bàn quản lý:

4. Kiến nghị và các giải pháp thực hiện:

 Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu: …
GIÁM ĐỐC
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *