Những nhà lãnh đạo thế giới kêu gọi vì một Địa Cầu bền vững P.2

Từ ngày 2 – 14/12/2018 Hội nghị các bên Hiệp ước của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu COP24 các nhà lãnh đạo từ khắp nơi trên thế giới đã nhóm họp ở Katowice Ba Lan để thảo luận về những cách tốt nhất có thể ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu. Mục tiêu chính của COP24 là đạt được dự đồng thuận và hoàn thiện các nguyên tắc để giảm khí thải cacbon dioxit, metan và các dạng khí thải khác trên toàn thế giới nhằm ngăn chặn nạn hâm nóng toàn cầu.

Theo các nhà khoa học, chăn nuôi gia súc, gia cầm chịu trách nhiệm khoảng 51% toàn bộ lượng khí thải nhà kính. Do đó, nhiều nhà khoa học đề nghị chuyển sang lối dinh dưỡng thuần chay như là cách hữu hiệu nhất để giảm khí thải này. Các đại biểu tham dự COP-24 từ Argentina, Israel và Mauritius sẽ chia sẻ những góc nhìn sâu sắc về cách làm cho Địa Cầu bền vững hơn.

Năm 2018, Argentina đã trải qua một trong những trận hạn hán khốc liệt nhất trong lịch sử nước này. Ngài Rabbi Sergio Bergman, Bộ trưởng Bộ môi trường Phát triển bền vững của quốc gia và là người ăn chay trường, chia sẽ quan điểm về thịt và nạn hâm nóng toàn cầu. Theo các nhà khoa học về biến đổi khí hậu và IPCC (Ủy ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu) việc giảm tiêu thụ thịt đóng vai trò trọng yếu đối với giảm biến đổi khí hậu. Quý quốc có áp dụng những chính sách nào để hỗ trợ ý tưởng này hay không?

Đúng vậy, một sự thật chúng ta cần cân bằng giữa cách chúng ta sản xuất và cách chúng ta tiêu thụ và thịt là một trong những nhân tố gây ra khí thải nhà kính. Theo quan điểm cá nhân tôi, một người ăn chay trường thì không nên ăn thịt. Chúng ta vận chuyển ngũ cốc từ nơi này sang nơi khác để nuôi các bạn thú để rồi ăn thịt họ. Chúng ta hãy quay lại với Kinh Thánh: khởi nguyên của nhân loại. Chúng ta đã sống ở Vườn Địa Đàng, nơi đó là Thiên Đường. Vậy thì, chúng ta nên trở lại với nguồn cội, ăn thức ăn trồng ngoài vườn và không sát sinh.

Liệu ông có cảm thấy điều quan trọng là phải thông báo cho người dân mình biết về việc thực hiện một lối dinh dưỡng bền vững có thể giảm nhiệt độ của Địa Cầu:

Tất nhiên rồi, đó là cách nên làm. Bởi vì, trước hết tôi nghĩ tôi là người rất lạc quan. Tôi có một hy vọng mạnh mẽ về sự thay đổi của các thế hệ tương lai. Thế hệ của Thiên niên kỷ mới và các thế hệ mới đều suy nghĩ về điều này. Và đó là một phần trong lối sống của họ. Tôi nghĩ đây không phải là vấn đề lý tưởng của chính trị gia. Tôi nghĩ đây là sự tiến hóa của một thế giới mới. Thật tốt. Vì người dân đang tiến về phía trước nhanh hơn là chính phủ và chính trị gia. Tôi rất vui khi nhìn thấy con tôi dạy lại cho tôi. Và rồi giáo dục về môi trường và sự bền vững là cách để các bạn có thể thay đổi văn hóa của mình vì tất cả thời gian tại đây (tại Hội nghị COP24). Chúng ta đều nói về đánh thuế cacbon. Chúng ta cần thay đổi theo hướng trân trọng nhân phẩm và chất lượng sống. Và đây là một thử thách về đạo đức. Đây không phải là vấn đề kỹ thuật.

Năm 2018, Israel đã có lượng người thuần chay bình quân đầu người lớn nhất trên thế giới với 5,2% dân số cam kết với lối dinh dưỡng thuần thực vật. Cô Lidia Mordvinkin là Điều phối viên hỗ trợ Cộng đồng cho Khóa học xanh, một tổ chức phi Chính phủ đồng thời là tổ chức bảo vệ môi trường tình nguyện lớn nhất ở Israel. Đối với việc quảng bá nông nghiệp hữu cơ thuần chay ở quốc gia mình. Cô Mordvinkin tin rằng giống như các công ty khởi nghiệp với sản phẩm nguồn gốc từ thực vật nhận nguồn tài chính từ các nhà đầu tư, người nông dân nên được hỗ trợ tài chính thông qua trợ cấp.

Có lẽ cũng cần phải trợ cấp cho người nông dân trồng thực phẩm hữu cơ nữa. Bạn biết đấy phải có điều gì đó để tạo điều kiện dễ dàng hơn cho những người nông dân đi đầu. Vì ngành công nghiệp hữu cơ, việc sản xuất hữu cơ thật sự rất đắt đỏ. Thực phẩm hữu cơ được xem như là sản phẩm mà chỉ người giàu mới có thể chi nổi và điều này phải được thay đổi. Vậy nên giá thành phải được thấp hơn và nhất là khi bàn đến vấn đề có quá nhiều thuốc trừ sâu trong rau quả trái cây không hữu cơ và các thực phẩm từ thực vật khác. Đây là việc phải làm phải được thực hiện.

Nhà khoa học thuộc Đại học Oxford – Josheph Poore tin rằng thực phẩm bắt buộc phải được dán nhãn về tác động của nó đối với môi trường. Cô Mordvinkin chia sẻ khi được hỏi: liệu cô có đồng ý rằng liệu yêu cầu này sẽ giúp ích trong việc thúc đẩy mọi người tiếp nhận lối dinh dưỡng thuần chay:  

Theo ý tôi thì điều này hoàn toàn đúng. Chính nhóm chúng tôi đang dẫn đầu cuộc vận động về khí hậu và thực phẩm. Họ đang tập trung về vấn đề này. Bởi vì Bộ Y tế Israel, họ muốn dán nhãn những thực phẩm không tốt cho sức khỏe. Nhưng những thực phẩm không tốt cho sức khỏe là gì? Chỉ là những thực phẩm có chứa lượng lớn muối và đường. Vậy nên, tôi nghĩ dán nhãn là một trong những công cụ tốt nhất, nhưng phải xem xét kể cả những sản phẩm từ động vật.

Sau cùng Mordvinkin bày tỏ điều mà cô hy vọng các nhà lãnh đạo thế giới sẽ làm sau Hội nghị COP24

Tôi thực sự mong các nhà lãnh đạo của các nước lớn và nhất là những quốc gia thịnh phát nhất có sức ảnh hưởng chủ yếu đến biến đổi khí hậu sẽ tiếp nhận tính khả thi của việc giảm hâm nóng toàn cầu với lối dinh dưỡng thuần thực vật.

Theo Liên Hiệp Quốc, những quốc đảo như Mauritius đặc biệt trong tình trạng nguy kịch do biến đổi khí hậu vì sự gia tăng mực nước biển. Ngài Tiến sĩ Kheswar Jankee trưởng phái đoàn Mauritius tham dự Hội nghị COP24 và cũng là đại sứ của nước này tại Đức Quốc tin rằng lối sống thuần chay là trọng yếu đối với việc ngăn chặn nạn hâm nóng toàn cầu.

Ở Mauritius chúng tôi đang thử tất cả mọi phương cách để cải thiện kỹ thuật nông nghiệp hầu bảo đảm người dân thay đổi để giảm tất cả ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với nền kinh tế, nhất là trong nông nghiệp khi chúng ta bàn về thực phẩm thuần chay. Có nhiều người cố gắng trở thành trường chay hoặc thuần chay. Và tôi nghĩ một trong những khía cạnh quan trọng nhất của việc ăn thuần chay là bạn đang cố gắng cứu lấy thế giới. Và thậm chí bản thân tôi, tôi cũng dự định sẽ chuyển sang thuần chay. Thuần chay là một lối sống. Đó là một sự thay đổi tiến đến một hình thức mới của cuộc sống, một thái độ mới đối với cuộc sống.

Đánh thuế thịt là một phương pháp được đề xuất để giảm thiểu việc tiêu thụ thịt. Tiến sĩ Jankee cảm thấy rằng đối với mọi người khi quyết định chọn thực phẩm thì điều tối quan trọng là họ phải có sự hiểu biết là họ có làm tăng thêm hoặc làm giảm biến đổi khí hậu. Như vậy sẽ tốt hơn nếu chúng ta chỉ khuyên ngăn họ không mua sản phẩm động vật chỉ vì lý do kinh tế.

Điều quan trọng hơn là không phải vấn đề tiền bạc mà là thái độ. Điều quan trọng hơn là làm cho mọi người hiểu được. Điều rất quan trọng là phải hiểu được rằng chúng ta phải nghĩ đến toàn cầu khi nói về khí hậu và điều sẽ xảy ra trong vài năm tới hoặc vài thập niên tới. Điều rất quan trọng là chúng ta phải xem xét về việc chúng ta nên làm gì.

Tiến sĩ Jankee cũng bàn về cách chúng ta nên làm thế nào để có thể khuyến khích thế hệ trẻ tích cực lên tiếng về việc Địa Cầu đang nóng lên.

Ngay từ thời thơ ấu, chúng ta nên dạy con trẻ về nông nghiệp, các kỹ thuật trong nông nghiệp. Chúng ta nên dạy các em về môi trường, những điều đang xảy ra cho môi trường. Và quan trọng hơn, chúng ta nên cố gắng dạy các em về việc liên kết bản thân với toàn thế giới. Tất cả những người trẻ toàn cầu nên chung sức với nhau để cứu thế giới.

Thành tựu mà ông muốn thấy tại Hội nghị COP24 là gì?

Điều mà tôi thực sự muốn mọi người đều làm là thứ nhất cần phải có cam kết, cam kết bởi mọi quốc gia. Bất cứ thứ gì chúng ta muốn thay đổi đều cần phải làm cùng nhau. Bởi vì như người ta hay nói chúng ta đều cùng hội cùng thuyền. Và thứ hai các nhà lãnh đạo từng nơi, các nhà lãnh đạo chính trị ở từng quốc gia, họ phải hiểu ngay bây giờ về tầm quan trọng của nạn biến đổi khí hậu, tầm quan trọng của việc chúng nên làm cách nào để làm giảm nhẹ tất cả các vấn đề của nạn biến đổi khí hậu. Vậy nên các nhà lãnh đạo cần phải cam kết. Chúng ta không nên phân biệt giữa quốc gia phát triển và quốc gia đang phát triển vì chỉ có một thế giới mà thôi. Chẳng có nhiều quốc gia đâu. Từ quan điểm này chúng ta, tất cả chúng ta phải làm mọi thứ để cứu thế giới.