hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt công ty may Tinh Lợi

Thành phần nước thải và Quy chuẩn quy định chất lượng nước thải sau xử lý

TTThông sốĐơn vịGiá trị
Đầu vàoQCVN 40:2011 (Cột A)
1pH7,756 – 9
2Độ màuCo – Pt9550
3Chất rắn lơ lửng (SS)mg/l6150
4BOD5mg/l58530
5CODmg/l39675
6Tổng ColiformsMPN/100ml9x3000
7Tổng phốt phomg/l124
8Tổng Nitơmg/l4020

Sơ đồ quy trình công nghệ AO kết hợp với công nghệ MBBR tham khảo:

Thuyết minh công nghệ:

Nước thải từ khu vực nhà ăn, cũng được thu gom về hệ thống bể tách dầu mỡ. Tại đây, dầu mỡ động thực vật được tách khỏi dòng nước thải. Sau khi tách dầu mỡ, nước thải được dẫn về bể gom tập trung.

      Nước thải từ các nhà vệ sinh, và các khu vực khác theo ống dẫn về bể gom tập trung.

      Từ bể gom tập trung nước thải được bơm về bể điều hòa, tại đây nồng độ các chất được hòa trộn đồng đều, ổn định lưu lượng và được bơm nước thải nhúng chìm bơm sang công đoạn xử lý sinh học.

      Để tránh hiện tượng lắng cặn và phân hủy yếm khí sinh mùi hôi thối, tại đáy bể điều hòa lắp đặt hệ thống phân phối khí dạng bọt khí mịn hòa trộn dòng nước.

      Nước thải trong bể xử lý thiếu khí (Anoxic). Sự sinh trưởng và phát triển của hệ vi sinh vật thiếu khí trong bể là tác nhân chính xử lý chất ô nhiễm trong nước thải. Kết quả là lượng Nitơ và photpho trong nước thải được xử lý. Từ bể sinh học thiếu khí nước thải theo ống dẫn sang bể sinh học hiếu khí (Aeroten). Để tăng hiệu quả xử lý của bể thiếu khí, trong bể lắp đặt hệ thống máy khuấy cạn khuấy trộn nước thải, tạo môi trường thiếu khí kích thích hệ vi sinh vật phát triển.

      Tại bể Aeroten vi sinh vật hiếu khí sinh trưởng phát triển lấy sinh khối là chất hữu cơ trong nước thải (đặc trưng là thành phần BOD) làm thức ăn. Kết quả là chất hữu cơ trong nước thải được xử lý đến hàm lượng cho phép.

      Ô xi được cung cấp mãnh liệt vào bể bằng máy thổi khí đặt cạn và hệ thống phân phối khí dạng đĩa, khí bọt mịn lắp đặt cố định dưới đáy bể.

      Ngoài ra trong bể sinh học hiếu khí lắp đặt thêm hệ thống đệm sinh học, là loại vật liệu bằng PVC có diện tich bề mặt lớn làm nơi bám dính cho hệ vi sinh vật hiếu khí.

Quá trình xử lý sinh học tạo ra bùn hoạt tính,  phần bùn này lẫn với nước chảy vào máng thu sang bể lắng.

      Tại đây, phần bùn lắng xuống đáy bể, phần nước trong phía trên chảy vào máng thu theo ống dẫn sang bể khử trùng. Phần bùn lắng xuống đáy được bơm về bể chứa bùn.

      Phần bùn tại bể bùn, một phần được cấp ô xi để nuôi bùn, phần bùn này được tuần hoàn bổ sung phần thiếu hụt trong quá trình xử lý của bể sinh học hiếu khí. Phần bùn dư từ bể lắng và ngăn nuôi bùn vi sinh được đưa về bể chứa bùn. Tại đây bùn sẽ phân hủy yếm khí giảm thể tích bùn. Phần nước dư tuần hoàn lại bể điều hòa, phần bùn dư định kỳ hút đi xử lý theo quy trình xử lý chất thải rắn.

Xử lý bùn

Phần bùn sinh ra trong quá trình xử lý một phần được tuần hoàn bổ sung lượng bùn sinh học bị thiếu hụt cho hệ thống  trong quá trình xử lý, phần dư được đưa sang bể chứa và nén bùn. Tại bể chứa và nén bùn quá trình yếm khí xảy ra liên tục, hệ vi sinh vật yếm khí phát triển làm giảm thể tích của bùn. Phần bùn này định kỳ được bơm ra sân phơi bùn. Sau khi tách nước, phần bùn khô được đưa đi xử lý theo qui định.

Khử trùng nước thải

Để nước thải đạt Quy chuẩn Việt Nam về chỉ tiêu Colifroms nước thải được khử trùng trước khi xả vào môi trường tiếp nhận.  Chúng tôi đề xuất phương án khử trùng nước thải sau xử lý sinh học bằng Javen.

Nếu muốn hiểu rõ hơn về  phương thức xử lý, hãy liên hệ với công ty Cổ phần Xây dựng và CN Môi trường Việt Nam để có công nghệ xử lý nước thải tốt nhất, giá thành rẻ nhất, chất lượng nước đầu ra đạt tiêu chuẩn.

Hotline : 01675093606/ M.r.Đoàn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *