Hệ thống xử lý nước thải sản xuất Công ty TNHH Vinafoam Việt Nam

1. Nguồn gốc và tính chất nước thải sản xuất

+ Nguồn gốc: Nước thải phát sinh quá trình sản xuất  sản phẩm chữa cháy

+ Tính chất: Nước thải có chỉ số PH cao, nhiều bọt và các chất rắn lơ lửng,……

2. Yêu cầu chất lượng đầu ra

 Nước thải sau xử lý đạt  tiêu chuẩn KCN VSIP Hải  Dương như sau:

TT Thông số Đơn vị Giá trị
Tiêu chuẩn xả thải KCN VSIP Hải Dương
1 pH 6-9
2 Độ màu Co – Pt 40
3 Chất rắn lơ lửng (SS) mg/l 400
4 BOD5 mg/l 400
5 COD mg/l 600
6 Tổng Coliforms MPN/100ml 5.000
7 Tổng phốt pho mg/l 5
8 Tổng Nitơ mg/l 20

3. Công nghệ hệ thống xử lý nước thải

           Dựa vào tính chất nước thải đầu vào và yêu cầu chất lượng đầu ra  để đưa ra công nghệ xử lý nước thải như sau:

3.1 Bể thu gom kết hợp tách dầu, tách bọt, lắng cặn

Nước thải khu vực tẩy rửa bình chữa cháy được thu gom dẫn về bể thu gom kết hợp tách dầu, lắng cặn. Tại bể thu gom được lắp đặt song  chắn rác thủ công nhằm loại bỏ rác có kích thước lớn hơn 5mm, rọ được thường xuyên thu gom rác và vệ sinh thủ công tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xử lý nước thải. Nước thải được dẫn tập trung vào bể điều hòa để tiếp tục quá trình xử lý.

3.2 Bể điều hòa

Tại bể điều hòa nước thải tập trung được điều chỉnh lưu lượng và nồng độ, PH. Mục đích chính của bể điều hòa là điều hòa nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải về mức ổn định, tránh tình trạng ở một thời điểm nào đó nước thải có độ đậm đặc hay độ pH quá cao – đạt mức đỉnh điểm làm ảnh hưởng tới quá trình xử lý phía sau. Tại bể điều hòa có hệ thống điều chỉnh PH bằng hóa chất NaOH.

Bể điều hòa được lắp đặt hệ thống phân phối khí để khuấy trộn dòng nước thải, hạn chế sự tích lũy cáu cặn xuống đáy bể và làm nổi các thành phần chất rắn chính của nước thải lên trên bề mặt của bể điều hòa, tạo sự đồng nhất của nước thải và ngăn chặn việc phát sinh ra mùi hôi thối. Sau khi ổn định, nước thải được bơm lên cụm bể phản ứng.

3.3 Bể phản ứng (keo tụ và tạo bông)

    + Bể phản ứng 1( bể keo tụ) : Tại bể keo tụ, nước thải khu thử lửa được hòa trộn với hóa chất keo tụ PAC được châm từ bồn chứa hóa chất thông qua bơm định lượng. Chất keo tụ giúp làm mất ổn định các hạt cặn có tính “keo” và kích thích chúng kết lại với các cặn lơ lửng khác để tạo thành các hạt có kích thước lớn hơn.

    + Bể phản ứng 2 (bể tạo bông) : Nước thải từ bể keo tụ được tiếp tục dẫn qua bể tạo bông. Tương tự như bể keo tụ, tại bể tạo bông, polymer anion (PAA) sẽ được châm vào để kích thích quá trình tạo thành các bông cặn lớn hơn. Polymer này có tác dụng hình thành các “cầu nối” liên kết các bông cặn lại với nhau tạo thành các bông cặn có kích thước lớn hơn nhằm nâng cao hiệu quả của bể lắng phía sau.

3.4 Bể lắng hóa lý

Tại bể lắng hóa lý, các chất rắn lắng được có trong nước thải khu thử lửa sẽ được lắng xuống bằng phương pháp trọng lực. Bể lắng hóa lý có thể giúp loại bỏ chất rắn lơ lửng và một phần BOD có trong các hạt cặn hữu cơ. Bùn lắng dưới đáy bể lắng hóa lý được xả bỏ định kỳ về bể chứa bùn bằng bơm bùn.

3.5 Bể Trung gian:

Có nhiệm vụ lưu trữ nước thải và điều chỉnh lưu lượng nước thải của trạm xử lý, đồng thời là nơi trung gian vận chuyển nước thải sau hệ thống xử lý hóa ký lên cụm thiết bị lọc áp lực bằng bơm nước thải có áp lực.

Hệ thống khử trùng bằng hóa chất Javen sẽ được bơm định lượng vào bể trung gian nhằm khử trùng nước thải trước khi xả vào nguồn tiếp nhận. Javen là chất oxy hóa mạnh thường được sử dụng rộng rãi trong quá trình khử trùng nước thải. Ngoài mục đích khử trùng, hóa chất khử trùng còn có thể sử dụng để giảm mùi.

3.6 Thiết bị lọc áp lực:

       Có nhiệm vụ loại bỏ các chất rắn lơ lửng, các hợp chất của Nitơ, phốt pho và một phần các vi sinh vật còn sót lại trong nước thải nhằm đảm bảo chất lượng nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn VSIP Hải Dương. Nước vào thiết bị lọc di chuyển từ trên xuống dưới.

Lớp sỏi lọc, cát thạch anh, than hoạt tính có nhiệm vụ loại bỏ các hợp chất lơ lửng khó lắng và một phần các vi sinh vật nhờ cơ chế lọc, cơ chế sàng….

Các thành phần ô nhiễm sẽ được bắt giữ lên bề mặt lỗ rỗng của vật liệu. Sau một thời gian hoạt động các lỗ rỗng này sẽ trơ (không thể hấp thụ các chất ô nhiễm được nữa), lúc đó cần phải tiến hành rửa thiết bị lọc.

Trong quá trình vận hành, thiết bị lọc phải được định kỳ rửa ngược nhằm tẩy rửa các chất ô nhiễm bám trên bề mặt giúp duy trì hiệu quả xử lý của cả hệ thống. Nước rửa lọc và nước xả đáy được đưa về bể chứa bùn cho quá trình tái xử lý.

Nước sau hệ thống lọc áp lực được xử lý đạt Tiêu chuẩn VSIP Hải Dương.

3.7 Bể chứa bùn

Bùn dư tại các bể lắng hóa lý được thu tại đáy bể và bơm tới bể thu bùn để phân hủy bùn. Nước trong sau quá trình lắng tại bể thu bùn được chảy sang bể thu gom kết hợp tách dầu, lắng cặn để tiếp tục vào quá trình xử lý nước thải chính.

Hệ thống xử lý nước thải

Liên hệ tư vấn thiết kế thi công hệ thống xử lý nước thải: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ CN MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM

Địa chỉ: Lô B1.2-LK04-14 KĐT Thanh Hà, Thanh Oai, Hà Nội

Điện thoại: 0984726665/ 0376109734 – Mr Trung

Email:  mtvnvcet@gmail.com