Đánh giá tác động môi trường hay viết tắt là ĐTM (hoặc tiếng Anh là EIA) là sự đánh giá khả năng tác động tích cực – tiêu cực của một dự án được đề xuất đến môi trường trong mối quan hệ giữa các khía cạnh tự nhiên, kinh tế và xã hội.
1. Đối tượng thực hiện
– Dự án sản xuất, kinh doanh có quy mô như trong Phụ lục II của Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015.
– Chưa thi công xây dựng và hoạt động.
2. Căn cứ pháp lý
– Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 Ngày 23/06/2014;
– Nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường (Điều 12 – 17);
– Thông tư 27/2015/TT-BTNMT hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường
3. Hồ sơ cần thiết
– Giấy đăng ký kinh doanh/ Giấy phép đầu tư.
– Thỏa thuận địa điểm xây dựng .
– Báo cáo đầu tư/ Giải trình kinh tế kỹ thuật/ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/ Hợp đồng thuê đất
– Sơ đồ vị trí dự án
– Bản vẽ Mặt bằng tổng thể, thoát nước mưa, nước thải
– Bản vẽ các hệ thống xử lý môi trường (nếu có)
Trong một số trường hợp cụ thể, hồ sơ có thể tăng hoặc giảm một số loại.
4. Cơ quan tiếp nhận, thẩm định
Tùy theo quy mô và vị trí dự án, cơ quan tiếp nhận, thẩm định là một trong các cơ quan sau:
– Sở Tài nguyên và Môi trường
– Ban quản lý Khu công nghiệp
– Ban quản lý Khu kinh tế.
– Bộ Tài nguyên và Môi trường
– Các bộ khác.
5. Xử phạt vi phạm
– Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi không có báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt theo quy định.
– Quy định xử phạt chi tiết tại điều 12, Nghị định …/2015/NĐ-CP_ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Có thể bạn quan tâm
Mức thu phí thẩm định cấp giấy phép môi trường là bao nhiêu ?
Ngày 11/01/2022, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 02/2022/TT-BTC ngày 11/01/2022 quy...
Cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, tước quyền sử dụng, thu hồi giấy phép môi trường
Theo quy định tại Điều 44, Luật Bảo vệ môi trường (Có hiệu lực từ...
Phát triển kiểm toán môi trường ở Việt Nam
Sự cần thiết của kiểm toán môi trường Môi trường và sự phát triển bền...
Một số phương pháp xử lý bụi
1. Khái niệm, nguồn gốc bụi + Khái niệm: Bụi là tên chung cho các...
Một số phương pháp xử lý khí thải độc hại
1. Khái niệm, nguồn gốc khí thải độc hại + Khái niệm: Khí thải độc hại là...
Các phương pháp xử lý khí thải
1. Nguồn gốc phát sinh và tính chất của khí thải + Nguồn gốc phát...
Trạm xử lý nước thải Công Ty TNHH MTV Phát Triển Công Nghiệp BW Hải Dương- KCN VSIP Hải Dương
1. Thông tin dự án 1.1 Trạm xử lý nước thải công suất 180m3/ng.đêm +...
Hệ thống xử lý khí thải từ lò đốt rác y tế với công suất 2,4 tấn/ngày. Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Tập đoàn Indevco
1. Nguồn gốc và tính chất khí thải + Nguồn gốc: Khí thải phát sinh...