14 nhiệm vụ KH&CN thuộc lĩnh vực môi trường triển khai năm 2018

Bộ Tài nguyên & Môi trường, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường Võ Tuấn Nhân đã chủ trì cuộc họp Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ xác định Danh mục mở mới năm 2018 thuộc lĩnh vực môi trường để đưa ra quy định cuối cùng phê duyệt nội dung dự toán.

Danh mục các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ đề xuất triển khai năm 2018 thuộc lĩnh vực môi trường đưa ra Hội đồng xem xét gồm 14 nhiệm vụ (đề tài):

Nghiên cứu chế tạo vật liệu composit trên cơ sở diatomite và nano Cu để hấp phụ chất ô nhiễm, xử lý vi sinh vật, nhằm tăng cường cải thiện chất lượng tài nguyên nước mặt vùng nuôi trồng thủy hải sản và tái sử dụng nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp;

Nghiên cứu sử dụng nguồn biomass tự nhiên (bã vỏ hạt điều – chất thải nguy hại) làm chất hấp phụ ứng dụng trong xử lý môi trường nước thải và khí thải;

Nghiên cứu cơ sở khoa học, thiết kế và chế tạo thiết bị phản ứng plazma để xử lý chất thải đặc biệt nguy hại;

Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm xác định sự đóng góp của các nguồn khí thải đối với bụi PM10, PM2.5;

Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, lựa chọn công nghệ xử lý chất thải và đề xuất giải pháp tổ chức thực hiện;

Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm xây dựng kế hoạch phòng, chống ô nhiễm môi trường đối với cảng biển;

Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn đề xuất phương pháp tính toán thiệt hại về môi trường do sự cố hóa chất độc trong sản xuất phân bón và thuốc bảo vệ thực vật;

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm xây dựng khung pháp lý bảo vệ môi trường vùng ven biển có tính liên ngành, liên tỉnh;

Nghiên cứu cơ sở khoa học, thực tiễn, đề xuất phương pháp đánh giá sức chịu tải của môi trường không khí ở nước ta và thử nghiệm cho một khu vực;

Nghiên cứu cơ sở khoa học, thực tiễn và xây dựng bộ chỉ số đổi mới sáng tạo sinh thái hướng tới sản xuất và tiêu dùng bền vững cho Việt Nam;

Nghiên cứu xác định các loài nấm lớn có giá trị đặc biệt để bổ sung vào danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ;

Nghiên cứu đánh giá và đề xuất một số giải pháp khắc phục hậu quả chất da cam/dioxin do Mỹ sử dụng trong chiến tranh đối với môi trường và con người;

Nghiên cứu chế tạo giấy chỉ thị màu chứa phức hợp vật liệu nano, ứng dụng xác định phenol trong nước thải công nghiệp;

Nghiên cứu ứng dụng vật liệu nano volfram và thiếc ô xít để chế tạo đầu đo khí NOx và H2S trong thiết bị cầm tay quan trắc môi trường khí.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *