Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT Quyết định về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động

BỘ Y TẾ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 3733/2002/QĐ-BYTHà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2002

QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và

07 thông số vệ sinh lao động

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân

Căn cứ Nghị định số 68/CP ngày 11/10/1993 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức bộ máy của Bộ Y tế;

Sau khi có sự nhất trí của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tại công văn số 941/LĐTBXH-BHLĐ ngày 2/4/2002; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại công văn số 0850/PTM-VPGC ngày 17/4/2002.

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Y tế dự phòng – Bộ Y tế.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này:

1. Hai mươi mốt (21) tiêu chuẩn Vệ sinh lao động để áp dụng cho các cơ sở  có sử dụng lao động.

2. Năm (05) nguyên tắc và bảy (07) thông số vệ sinh lao động là những hướng dẫn cơ bản cho việc thiết kế hệ thống, vị trí lao động, máy móc, công cụ lao động và phân loại lao động.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ban hành. Bãi bỏ những quy định vệ sinh lao động từ mục 1 đến mục 8 trong phần thứ tư “Những quy định vệ sinh lao động” tại Quyết định số 505-BYT/QĐ ngày 13 tháng 4 năm 1992 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Một số tiêu chuẩn tạm thời về vệ sinh.

Điều 3. Ông Vụ trưởng Vụ Y tế dự phòng có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo việc triển khai thực hiện và kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.

Điều 4. Các ông, bà: Chánh văn phòng, Chánh Thanh tra, Vụ trưởng Vụ Y tế dự phòng – Bộ Y tế, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 KT. BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
THỨ TRƯỞNG

(Đã ký)


Nguyễn Văn Thưởng


HAI MƯƠI MỐT (21) TIÊU CHUẨN, NĂM (05) NGUYÊN TẮC
VÀ BẢY (07) THÔNG SỐ VỆ SINH LAO ĐỘNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ngày 10 tháng 10 năm 2002)

Phần thứ nhất: Hai mươi mốt (21) tiêu chuẩn vệ sinh lao động

1. Tiêu chuẩn cơ sở vệ sinh – phúc lợi

2. Tiêu chuẩn khoảng cách bảo vệ vệ sinh

3. Lao động thể lực – Tiêu chuẩn phân loại thao tác theo tiêu hao năng lượng

4. Lao động thể lực – Tiêu chuẩn phân loại thao tác theo tần số nhịp tim

5. Tiêu chuẩn mang vác – Giới hạn trọng lượng cho phép

6. Tiêu chuẩn chiếu sáng

7. Tiêu chuẩn vi khí hậu

8. Tiêu chuẩn bụi silic

9. Tiêu chuẩn bụi không chứa silic

10. Tiêu chuẩn bụi bông

11. Tiêu chuẩn bụi amiăng

12. Tiêu chuẩn tiếng ồn

13. Tiêu chuẩn rung

14. Tiêu chuẩn từ trường tĩnh – Mật độ từ thông

15. Tiêu chuẩn từ trường tần số thấp – Mật độ từ thông

16. Tiêu chuẩn cường độ điện từ trường tần số thấp và điện trường tĩnh

17. Tiêu chuẩn cường độ điện từ trường dải tần số 30kHz – 300GHz

18. Bức xạ tử ngoại – Giới hạn cho phép

19. Tiêu chuẩn phóng xạ

20. Bức xạ tia X – Giới hạn cho phép

21. Hoá chất – Giới hạn cho phép trong không khí vùng làm việc

Phần thứ hai: Năm (05) nguyên tắc và bảy (07) thông số vệ sinh lao động

1. Nguyên tắc 1 – Ecgônômi thiết kế các hệ thống lao động

2. Nguyên tắc 2 – Ecgônômi thiết kế vị trí lao động

3. Nguyên tắc 3 – Ecgônômi thiết kế máy móc công cụ

4. Nguyên tắc 4 – Bố trí vùng làm việc

5. Nguyên tắc 5 – Vị trí lao động với máy vi tính

6. Thông số 1 – Vị trí lao động với máy vi tính

7. Thông số 2 – Chiều cao bề mặt làm việc

8. Thông số 3 – Khoảng cách nhìn từ mắt tới vật

9. Thông số 4 – Góc nhìn

10. Thông số 5 – Không gian để chân

11. Thông số 6 – Chiều cao nâng nhấc vật

12. Thông số 7 – Thông số sinh lý về căng thẳng nhiệt – Trị số giới hạn

Phần thứ nhất

HAI MƯƠI MỐT (21) TIÊU CHUẨN VỆ SINH LAO ĐỘNG

I. TIÊU CHUẨN CƠ SỞ VỆ SINH – PHÚC LỢI

1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định số cơ sở vệ sinh phúc lợi cho người lao động.

2. Đối tượng áp dụng: Các cơ sở có sử dụng lao động (cơ sở sản xuất, kinh doanh, văn phòng…).

3. Khái niệm

Khái niệm trong tiêu chuẩn này được hiểu như sau:

– Cơ sở vệ sinh – phúc lợi là: Các công trình vệ sinh và các cơ sở dịch vụ chung phục vụ người lao động tại các cơ sở có sử dụng lao động.

4. Tiêu chuẩn cơ sở vệ sinh – phúc lợi

Cơ sở vệ sinh phúc lợiTiêu chuẩnPhạm vi áp dụng
Hố tiêuTheo ca sản xuất:1- 10 người/hố11- 20 người/hố21 – 30 người/hốCơ sở có sử dụng lao động từ:1- 100 người101 – 500 ngườiTrên 500 người
Hố tiểuTheo ca sản xuất1- 10 người/hố11- 20 người/hố21 – 30 người/hốCơ sở có sử dụng lao động từ:1- 100 người101 – 500 ngườiTrên 500 người
Buồng tắmTheo ca sản xuất:1- 20 người/buồng21- 30 người/buồngTrên 30 người/buồngCơ sở có sử dụng lao động từ:1- 300 người301 – 600 ngườiTrên 600 người
Buồng vệ sinh kinh nguyệtTheo ca sản xuất:1- 30 nữ/buồngTrên 30 nữ/buồngCơ sở có sử dụng lao động từ:1 – 300 ngườiTrên 300 người
Vòi nước rửa tayTheo ca sản xuất:1 – 20 người/vòi21 – 30 người/vòiTrên 30 người/vòiCơ sở có sử dụng lao động từ:1 – 100 người101 – 500 ngườiTrên 500 người
Vòi nước sạch cấp cứu 1 – 200 người/vòiTrên 200 người/vòiCơ sở có sử dụng lao động từ:1 – 1000 ngườiTrên 1.000 người
Nơi để quần áo1 người/ô kéo, hoặc móc treo, hoặc tủ nhỏ.Các loại cơ sở có sử dụng lao động (cơ sở, sản xuất, kinh doanh, văn phòng…).
Nước uống1,5 lít/người/ca sản xuấtCác loại cơ sở có thuê lao động (cơ sở sản xuất, kinh doanh, văn phòng…).

II. TIÊU CHUẨN KHOẢNG CÁCH BẢO VỆ VỆ SINH

1. Phạm vi điều chỉnh: Khoảng cách tối thiểu từ cơ sở sản xuất đến khu dân cư.

2. Đối tượng áp dụng: Tiêu chuẩn này áp dụng cho các cơ sở sản xuất nằm đơn lẻ ngoài khu chế xuất hoặc khu công nghiệp, có phát thải các yếu tố độc hại đối với môi trường và sức khoẻ con người.

3. Khái niệm

Khái niệm trong tiêu chuẩn này được hiểu như sau:

– Khoảng cách bảo vệ vệ sinh: là khoảng cách tối thiểu được tính mốc từ nguồn phát thải trong nhà, xưởng sản xuất hoặc dây chuyền công nghệ tới khu dân cư.

4. Tiêu chuẩn khoảng cách bảo vệ vệ sinh:

4.1. Nhiên liệu

4.1.1. Khoảng cách 1000m đối với các cơ sở:

a. Sản xuất các khí ga, khí thắp sáng, khí hơi nước với công suất trên 50.000 m3/giờ.

b. Sản xuất khí đốt với số lượng trên 5000 tấn/năm.

c. Công nghiệp lọc, hoá dầu có thành phần lưu huỳnh trên 0,5%.

d. Sàng tuyển và chế biến than.

e. Gia công phiến chất đốt.

f. Sản xuất bán thành phẩm thuộc hệ naptalen sản lượng trên 2000 tấn/năm.

g. Sản xuất hydrocacbon bằng Clo hoá và hydroclo hoá.

4.1.2. Khoảng cách 500m đối với các cơ sở:

a. Sản xuất khí lò ga bằng than đá hoặc than bùn với công suất 5000 – 50.000 m3/giờ.

b. Gia công bột than đá.

c. Công nghiệp lọc, hoá dầu có thành phần lưu huỳnh dưới 0,5%.

d. Sản xuất axetylen bằng khí thiên nhiên.

e. Sản xuất khí đốt với công suất từ 1000 đến 5000 m3/giờ.

f. Gia công khí florua.

g. Sản xuất axetylen bằng khí hydrocacbua.

4.1.3. Khoảng cách 100m đối với các cơ sở:

a. Sản xuất khí lò ga bằng than và than bùn với số lượng dưới 5000m3/giờ.

b. Sản xuất khí đốt với sản lượng dưới 1000m3/giờ.

c. Sản xuất diêm.

d. Sản xuất oxy nén và hydro nén.

e. Kho xăng dầu.

g. Trạm bán xăng.

h. Cơ sở sản xuất, kinh doanh có nguyên liệu dễ gây cháy, nổ.

4.2. Hoá chất, phân bón và cao su

4.2.1. Khoảng cách 1000m đối với các cơ sở:

a. Sản xuất nitơ và phân đạm.

b. Sản xuất các thành phẩm công nghiệp chất nhuộm thuộc hệ benzen và ete công suất trên 1000 tấn/năm.

c. Sản xuất NaOH bằng phương pháp điện giải.

d. Sản xuất dầu (benzol, toluen, xilol naphtol, fenol crenol, antraxen, fenatron, acridin, cacbozol).

e. Sản xuất cao su Clo “nairit” ở xí nghiệp có sản xuất Clo.

f. Sản xuất ete etylic tổng hợp.

g. Sản xuất ete metil và dung dịch etil.

h. Sản xuất các loại hoá chất tổng hợp.

i. Sản xuất các axit vô cơ và hữu cơ

– Sunfuric.

– Clohydric.

– Nitric.

– Picric.

– Flavic, criolit và muối flo.

– Aminolenan.

– Xinhin.

j. Sản xuất

– Thuỷ ngân.

– Asen và hợp chất vô cơ với asen.

– Clo.

– Phospho.

– Corundum.

– Beri

4.2.2. Khoảng cách 500m đối với các cơ sở:

a. Sản xuất amoniac

b. Sản xuất

– Niobi.

– Tantali.

– Kim loại hiếm bằng phương pháp Clo hoá.

– Bariclorua có dùng đến hydro lưu huỳnh.

– Mỡ đặc dùng trong công nghiệp (hydro hoá bằng phương pháp không dùng điện phân).

c. Sản xuất các sản phẩm amiăng.

d. Sản xuất các bán thành phẩm của công nghiệp sơn anilin hệ benzol và ete với sản lượng trên 1000 tấn/năm.

e. Sản xuất polyetylen và polypropilen trên cơ sở khí dầu mỏ.

f. Sản xuất axit béo tổng hợp.

g. Sản xuất các loại cao su tổng hợp.

h. Xí nghiệp tái sinh cao su.

i. Sản xuất cao su, êbonit và giấy cao su.

j. Xí nghiệp lưu hoá cao su có dùng hydrosunfua.

k. Sản xuất nicotin.

l. Sản xuất fenolaldehyt và các bột nhân tạo khác với sản lượng trên 300 tấn/năm.

m. Sản xuất sơn khoáng nhân tạo.

n. Lưu hoá cao su có dùng hydrosunfua.

o. Tái sinh cao su.

p. Sản xuất sơn lắc.

q. Sản xuất, pha chế, đóng gói, bảo quản các loại hoá chất bảo vệ thực vật.

r. Sản xuất phân lân và supephotphat.

s. Sản xuất xà phòng trên 2000 tấn/năm.

4.2.3. Khoảng cách 100m đối với các cơ sở:

a. Sản xuất glyxerin.

b. Sản xuất cao su thiên nhiên.

c. Sản xuất cao su giầy không dùng chất hoà tan hữu cơ bay bụi.

d. Sản xuất hoá chất dẻo polyclovinyl, viniplast, polyuretan bọt, chất dẻo xốp, kính chất dẻo, spyropo.

e. Sản xuất nước hoa.

f. Lưu hoá cao su khi không sử dụng sunfuacacbon.

g. Sản xuất ngọc nhân tạo.

h. Sản xuất sản phẩm chất dẻo hoặc gia công từ nguyên liệu chất dẻo bán thành phẩm.

i. Sản xuất xà phòng dưới phòng 2000 tấn/năm.

j. Sản xuất các sản phẩm bằng bột tổng hợp, vật liệu polyme và chất dẻo bằng phương pháp khác nhau.

4.3. Luyện kim đen

4.3.1. Khoảng cách 1000m đối với các cơ sở:

a. Sản xuất magie (phương pháp Clo).

b. Luyện gang với tổng khối của các lò cao trên 1500m3.

c. Sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân.

d. Luyện thép bằng phương pháp lò mactanh và lò chuyển với sản lượng trên 1000.000 tấn/năm.

e. Sản xuất hợp kim fero.

4.3.2. Khoảng cách 500m đối với các cơ sở:

a. Sản xuất magie bằng các phương pháp trừ phương pháp Clo.

b. Luyện gang với tổng khối của các lò cao từ 500 đến 1500 m3.

c. Sản xuất ống đúc gang với sản lượng trên 10.000 tấn/năm.

d. Luyện gang bằng phương pháp lò Mactanh, phương pháp lò điện và phương pháp lò chuyển với sản lượng dưới 1000.000 tấn/năm.

e. Sản xuất cáp bọc chì hoặc bọc cao su cách điện.

4.3.3. Khoảng cách 100m đối với các cơ sở:

a. Sản xuất cáp để trần.

b. Gia công gang, thép với sản lượng dưới 10.000 tấn/năm.

c. Sản xuất điện cực kim loại.

4.4. Luyện kim màu

4.4.1. Khoảng cách 1000m đối với các cơ sở:

a. Gia công lại lần hai kim loại màu với sản lượng trên 3000 tấn/năm.

b. Luyện kim loại màu trực tiếp từ quặng và quặng tinh.

c. Thiêu quặng kim loại màu và các thiêu phẩm pirit.

4.4.2. Khoảng cách 500m đối với các cơ sở:

a. Sản xuất kim loại màu với sản lượng trên 2000 tấn/năm.

b. Gia công lại lần hai kim loại màu với sản lượng từ 1000 đến 3000 tấn/năm.

c. Sản xuất kẽm, đồng, niken, coban bằng phương pháp điện phân dung dịch có nước.

4.4.3. Khoảng cách 100m đối với các cơ sở:

a. Sản xuất antimon bằng phương pháp điện phân.

b. Mạ kẽm, crom, niken.

4.5. Vật liệu xây dựng

4.5.1. Khoảng cách 1000m đối với các cơ sở:

a. Sản xuất xi măng porland, xi măng xỉ porland, xi măng puzoland với sản lượng trên 150.000 tấn/năm.

b. Sản xuất vôi manhêzit, dolomit và samot có dùng lò quay hoặc các kiểu lò khác trừ lò thủ công.

4.5.2. Khoảng cách 500m đối với các cơ sở:

a. Sản xuất xi măng porland, xi măng xỉ porland, xi măng puzoland với sản lượng dưới 150.000 tấn/năm.

b. Sản xuất thạch cao.

c. Sản xuất vật liệu xây dựng (đá, cát, sỏi).

d. Sản xuất xi măng địa phương sản lượng dưới 5000 tấn/năm.

e. Sản xuất vôi, manhêzit, dolomit dùng các lò thủ công.

f. Sản xuất bê tông, atfan.

g. Sản xuất bông kính và bông xỉ.

h. Sản xuất giấy dầu.

4.5.3. Khoảng cách 100m đối với các cơ sở:

a. Sản xuất fibroximăng và tấm đá lợp.

b. Sản xuất đá nhân tạo và các sản phẩm bê tông.

c. Đúc đá.

d. Sản xuất các sản phẩm keramic và các sản phẩm chịu lửa.

e. Sản xuất kính.

f. Sản xuất vật liệu xây dựng bằng các phế liệu của nhà máy nhiệt điện.

g. Sản xuất các sản phẩm sành sứ.

h. Sản xuất các sản phẩm thạch cao.

i. Sản xuất cả sản phẩm bằng đất sét

j. Sản xuất đá không dùng phương pháp nổ và gia công đá thiên nhiên.

4.6. Chế biến gỗ và lâm sản

4.6.1. Khoảng cách 1000m đối với các cơ sở:

– Sản xuất than gỗ trừ phương pháp lò chưng.

4.6.2. Khoảng cách 500m đối với các cơ sở:

a. Ngâm tẩm gỗ.

b. Sản xuất than gỗ bằng phương pháp lò chưng.

4.6.3. Khoảng cách 100m đối với các cơ sở:

a. Sản xuất sợi gỗ dệt.

b. Nhà máy cưa, gỗ dán và đồ gỗ.

c. Xí nghiệp đóng tàu, thuyền bằng gỗ.

d. Sản xuất các vật liệu bằng cói, cỏ, rơm, tấm ép.

e. Sản xuất sản phẩm từ sợi gỗ (tấm ép vỏ bào, tấm sợi gỗ, tấm ép xi măng sợi gỗ).

f. Sản xuất vải chiếu gai.

g. Sản xuất đồ gỗ, đóng hòm, gỗ lát sàn.

h. Xưởng đóng xuồng và thuyền gỗ.

4.7. Dệt, may

4.7.1. Khoảng cách 500m đối với các cơ sở:

Ngành dệt, sợi có xử lý, tẩy, nhuộm tẩm bằng hoá chất.

4.7.2. Khoảng cách 100m đối với các cơ sở:

– Ngành dệt, sợi không nhuộm và ngành may.

4.8. Xenlulô và giấy

4.8.1. Khoảng cách 1000m đối với các cơ sở:

– Sản xuất giấy xenlulô bằng phương pháp axit sunfit, bisunfit và monosunfit trong gia công nấu dung dịch có dùng phương pháp đốt lưu huỳnh.

4.8.2. Khoảng cách 500m đối với các cơ sở:

– Sản xuất các sản phẩm ép và sản phẩm cuộn từ giấy và vải có tẩm bột fenilaldehyt với sản lượng trên 100 tấn/năm.

4.8.3. Khoảng cách 100m đối với các cơ sở:

a. Sản xuất các sản phẩm ép và sản phẩm cuộn từ giấy và vải có tẩm bọt fenilaldehyt với sản lượng dưới 100 tấn/năm.

b. Sản xuất các loại giấy và cac-tông khác nhau, sản xuất các sản phẩm từ gỗ, nứa, xenlulô không dùng khí sunfua lỏng.

4.9. Thuộc da và các sản phẩm từ da, giả da

4.9.1. Khoảng cách 500m đối với các cơ sở:

– Sản xuất da nhân tạo có dùng các chất hữu cơ hoà tan dễ bay bụi.

4.9.2. Khoảng cách 100m đối với các cơ sở:

a. Sản xuất da nhân tạo trên cơ sở polyvinylclorit và các bột khác không dùng các hoá chất hoà tan hữu cơ bay bụi.

b. Thuộc da gia súc.

4.10. Lương thực và thực phẩm

4.10.1. Khoảng cách 500m đối với các:

a. Trại gia súc trên 1000 con.

b. Lò mổ, nơi chế biến cá (mỡ, dầu, vây cá).

c. Xí nghiệp lấy mỡ từ các động vật ở biển.

d. Xí nghiệp nấu và rửa thực phẩm.

e. Ga, trạm rửa và làm sạch các toa xe sau khi chở súc vật.

f. Nhà máy đường.

g. Xí nghiệp đánh cá.

4.10.2. Khoảng cách 100m đối với các cơ sở:

a. Sản xuất albumin.

b. Nhà máy rượu.

c. Nhà máy xay, xí nghiệp thức ăn gia súc.

d. Nhà máy thịt và nhà máy ướp lạnh thịt.

e. Xí nghiệp gia công cà phê.

f. Xí nghiệp ép dầu thực vật.

g. Sản xuất bơ thực vật.

h. Nhà máy hoa quả.

i. Sản xuất dextrin, đường, mật.

j. Xí nghiệp nấu phomát.

k. Xí nghiệp đóng hộp cá và xí nghiệp cá miếng có phân xưởng tận dụng phế liệu thừa, nhà máy cá liên hiệp.

l. Sản xuất bột, cồn, các loại bột gia vị.

m. Nhà máy thuốc lá có ủ men.

n. Nhà máy axeton butyl.

o. Nhà máy bia (có nấu mạch nha và làm men).

p. Nhà máy đồ hộp.

q. Kho hoa quả.

r. Nhà máy đường viên.

s. Sản xuất mì ống.

t. Nhà máy cá hun khói.

u. Nhà máy sữa và bơ (động vật).

v. Sản xuất thịt xúc xích sản lượng trên 3 tấn/1 ca.

w. Sản xuất bánh kẹo từ 20.000 tấn/năm trở lên.

x. Nhà máy bánh mỳ.

y. Nhà máy gia công thức ăn.

z. Sản xuất dấm ăn.

aa. Nhà máy ướp lạnh thực phẩm dung tích trên 600 tấn.

bb. Nhà máy rượu trái cây.

cc. Nhà máy ép nước trái cây.

dd. Nhà máy rượu cô nhắc.

ee. Nhà máy cuốn thuốc lá, lá thuốc đã gia công ủ sấy.

4.11. Công trình kỹ thuật vệ sinh và các bộ phận thiết bị công cộng

4.11.1. Khoảng cách 1000m đối với các:

a. Bãi chứa và kiểm loại rác (chất rắn và chất lỏng) các phế liệu thối hỏng.

b. Đống tro bay mùi các chất thối và đống phân huỷ các chất bẩn.

4.11.2. Khoảng cách 500m đối với các:

a. Nhà máy trung tâm tận dụng lại rác và đốt rác.

b. Bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh.

c. Đống và bãi phân rác.

d. Bãi chôn lấp chất thải công nghiệp.

e. Bãi để các phương tiện chuyên chở rác và chất bẩn.

f. Bể thu các loại nước thải, nước cống thành phố, thị trấn, khu xử lý nước thải.

g. Nghĩa địa.

h. Kho chứa các nguyên liệu hỏng và đưa vào tận dụng.

4.11.3. Khoảng cách 100m đối với các:

– Kho chứa tạm các nguyên liệu rác không có xử lý.

III. LAO ĐỘNG THỂ LỰC – TIÊU CHUẨN PHÂN LOẠI THAO TÁC THEO TIÊU HAO NĂNG LƯỢNG

1. Phạm vi điều chỉnh:Tiêu chuẩn này áp dụng cho các thao tác lao động động (có sinh công biểu kiến). Các thao tác lao động tĩnh (không sinh công biểu kiến) không áp dụng tiêu chuẩn này.

2. Đối tượng áp dụng: Người lao động ở tất cả các cơ sở có sử dụng lao động.

3. Khái niệm

Các khái niệm trong tiêu chuẩn này được hiểu như sau:

– Tiêu hao năng lượng:Năng lượng được sử dụng trong quá trình hoạt động hay nghỉ. Thường được biểu thị bằng oát (W), kilocalo trong một phút hay trong một giờ (Kcal/phút hay Kcal/giờ) hoặc Kcal/kg thể trọng/phút, hoặc Kcal/phút/m2 diện tích cơ thể.

– Tiêu hao năng lượng theo netto:Tiêu hao năng lượng chỉ do quá trình lao động hay nghỉ ngơi, không bao gồm chuyển hoá cơ bản.

– Tiêu hao năng lượng brutto:Tiêu hao năng lượng do quá trình lao động hay nghỉ ngơi cộng với chuyển hoá cơ bản.

4. Tiêu chuẩn phân loại

Bảng 1. Phân loại thao tác lao động theo tiêu hao năng lượng

Phân loạiTiêu hao năng lượng brutto (Kcal/Kg/phút)
NamNữ
NhẹVừaNặngRất nặngCực nặngTối đa< 0,0620,062 – 0,0800,080 – 0,1270,127 – 0,1600,160 – 0,200> 0,20< 0,0500,050 – 0,0650,065 – 0,0950,095 – 0,1250,125 – 0,155> 0,155

IV. LAO ĐỘNG THỂ LỰC – TIÊU CHUẨN PHÂN LOẠI THAO TÁC THEO TẦN SỐ NHỊP TIM

1. Phạm vi điều chỉnh: Tiêu chuẩn này áp dụng cho các thao tác lao động (có sinh công biểu kiến) trong điều kiện nhiệt độ môi trường lao động không quá 320C. Các thao tác lao động tĩnh (không sinh công biểu kiến) không áp dụng tiêu chuẩn này.

2. Đối tượng áp dụng:Người lao động ở tất cả các cơ sở có sử dụng lao động.

3. Khái niệm

Khái niệm trong tiêu chuẩn này được hiểu như sau:

– Nhịp tim trong lao độnglà nhịp tim theo dõi được trong thời gian đối tượng đang thao tác và đã làm việc được ít nhất là 3 phút.

4. Tiêu chuẩn phân loại

LoạiTần số nhịp tim (nhịp/phút)
NhẹVừaNặngRất nặngCực nặngTối đa< 9090 – 100100 – 120120 – 140140 – 160>160

Ghi chú:Có thể ngoại suy tần số nhịp tim trong lao động bằng cách lấy nhịp tim của phút hồi phục thứ nhất nhân với 1,14.

V. TIÊU CHUẨN MANG VÁC – GIỚI HẠN TRỌNG LƯỢNG CHO PHÉP

1. Phạm vi điều chỉnh: Tiêu chuẩn này quy định trọng lượng mang vác tối đa cho mỗi lần mang vác của một người đã thích nghi với lao động thể lực nặng khi lao động với công việc mang vác thường xuyên và không thường xuyên.

2. Đối tượng áp dụng:Người lao động ở tất cả các cơ sở có sử dụng lao động.

3. Trị số giới hạn:

Loại chỉ tiêuGiới hạn (kg)
NamNữ
Công việc mang vác thường xuyênCông việc mang vác không thường xuyên40203015

VI. TIÊU CHUẨN CHIẾU SÁNG

1. Phạm vi điều chỉnh:Quy định yêu cầu vệ sinh chiếu sáng tại các nơi làm việc trong phòng, trong nhà xưởng.

2. Đối tượng áp dụng:Tất cả các cơ sở có sử dụng lao động. Không áp dụng cho những nơi làm việc ngoài trời.

3. Tiêu chuẩn trích dẫn

Các mức quy định trong tiêu chuẩn này theo khuyến dụ của ISO 8995-1998 và tương đương với TCVN 3743 – 83.

4. Mức cho phép

Cường độ chiếu sáng tối thiểu đối với các loại hình công việc được quy định ở bảng 1. Mức cực đại không quá 5.000 lux khi dùng đèn dây tóc và 10.000 lux khi dùng đèn huỳnh quang.

Bảng 1: Cường độ chiếu sáng

Kiểu nội thất, công việcLoại công việcCường độ chiếu sáng (lux)
Đèn huỳnh quangĐèn nung sáng*
Các vùng chung trong nhà
Vùng thông gió, hành langD – E5030
Cầu thang, thang máyC – D10050
Nơi gửi áo khoác ngoài, nhà vệ sinhC – D10050
Nhà khoD – E10050
Nhà xưởng lắp ráp
Công việc thô, lắp máy to nặngC – D200100
Công việc nặng vừa, lắp ráp ô tôB – C300150
Công việc chính xác, lắp ráp điện tửA – B500250
Công việc chính xác, lắp ráp dụng cụA – B1000500
Hoá chất
Các quá trình tự độngD – E5030
Nơi sản xuất ít có người ra vàoC – D10050
Vùng nội thất chungC – D200100
Phòng kiểm nghiệm, phòng thí nghiệmC – D300200
Bào chế dược phẩmC – D300200
OTKA – B500250
So màuA – B750400
Chế tạo phần đệm bằng cao suA – B300150
Công nghiệp may mặc
MayA – B500250
OTKA – B750375
A – B300150
Công nghiệp điện
Chế tạo cápB – C200100
Lắp ráp mạng điện thoạiA – B300200
Lắp đường dâyA – B500250
Lắp ráp radio, vô tuyếnA – B750400
Lắp ráp các bộ phận cực kỳ chính xác, điện tửA – B1000500
Công nghiệp thực phẩm
Vùng làm việc chungC – D200100
Các quá trình tự độngD – E15075
Trang điểm bằng tay, OTKA – B300200
Công nghiệp đúc
Nhà xưởng đúcD – E15075
Đúc thô, đúc phần lõiC – D200100
Đúc chính xác, làm lõi, OTKA – B300200
Công nghiệp kính và gốm sứ
Xưởng lòD – E10050
Phòng trộn, khuôn, đúcC – D200100
Hoàn thiện, tráng men, đánh bóngB – C300150
Vẽ màu, trang tríA – B500250
Mài kính, công việc chính xácA – B750400
Công nghiệp sắt thép
Nơi sản xuất không đòi hỏi thao tác bằng tayD – E5030
Nơi sản xuất thỉnh thoảng phải làm bằng tayD – E10050
Nơi làm cố định trong nhà sản xuấtD – E300150
Nơi giám sát và OTKA – B300200
Công nghiệp da
Vùng làm việc chungB – C200100
Dập, cắt may, sản xuất giầyA – B500250
Phân loại, so sánh, kiểm tra chất lượngA – B750400
Máy và thử máy
Công việc không cố địnhD – E15075
Làm việc thô, bằng máy, hànC – D200100
Làm bằng máy, có máy tự độngB – C300150
Công việc chính xác, bằng máy, máy chính xác, thử nghiệm máyA – B500250
Công việc rất chính xác, đo kích cỡ, OTK, các chi tiết phức tạpA – B1000500
Sơn và phun màu
Nhúng và phun sơn thôD – E200100
Sơn thông thường, phun và hoàn thiệnA – B500250
Sửa và so màuA – B750400
Công nghiệp giấy
Làm giấy và bìaC – D200100
Làm tự độngD – E15075
OTK, phân loạiA – B300150
In ấn và đóng sách
Phòng máy inC – D300150
Phòng biên soạn, đọc thửA – B500250
Thử chính xác, sửa lại, khắc axitA – B750375
Chế bản màu và inA – B1000500
Khắc thép và đồngA – B1500750
Đóng sáchA – B300150
Sắp xếp, in nổiA – B500250
Công nghiệp dệt
Vẽ hoaD – E200100
Xe sợi, cuộn, đánh ống, nhuộmC – D300150
Xe sợi nhỏ, dệtA – B500250
May, OTKA – B750375
Phân xưởng mộc và đồ gỗ
Bộ phận cưaD – E15075
Công việc ngồi, lắp rápC – D200100
So chọn gỗB – C300150
Hoàn thiện, OTKA -B500250
Văn phòng
Các phòng chungA – B300150
Phòng kế hoạch chuyên sâuA – B500250
Phòng đồ hoạA – B500250
Phòng họpA – B300150
Các cửa hàng
Chiếu sáng chung ở các cửa hàng   
ở các trung tâm buôn bán lớnB – C500250
ở các cửa hàng nhỏB – C300150
Siêu thịB – C500250
Trường học
Chiếu sáng chungA – B300150
Văn phòngA – B300150
Phòng phác thảoA – B300150
Phòng trưng bàyA – B500250
Phòng thí nghiệmA – B300150
Phòng trưng bày nghệ thuậtA – B300150
Đại sảnhC – D15075
Bệnh viện
Các khu vực   
Chiếu sáng chungA – B5030
Phòng khámA – B200100
Phòng đọcA – B150100
Trực đêmA – B3 
Các phòng khám:   
Chiếu sáng chungA – B300150
Khám khu trúA – B750375
Điều trị tăng cường:   
Đầu giườngA – B3020
Nơi quan sátA – B200100
Nơi làm, trực của y táA – B200100
Phòng phẫu thuật   
Chiếu sáng chungA – B500250
Chiếu sáng tại chỗA – B10.0005.000
Phòng kiểm tra tự động   
Chiếu sáng chungA – B500250
Chiếu sáng tại chỗA – B5.0002.500
Phòng xét nghiệm và dược   
Chiếu sáng chungA – B300150
Chiếu sáng tại chỗA – B500250
Phòng tư vấn   
Chiếu sáng chungA – B300150
Chiếu sáng tại chỗA – B500250

Ghi chú:

– A: Công việc đòi hỏi rất chính xác

– B: Công việc đòi hỏi chính xác cao

– C: Công việc đòi hỏi chính xác

– D: Công việc đòi hỏi chính xác vừa

– E: Công việc ít đòi hỏi chính xác

* Vị trí nào sử dụng cả đèn huỳnh quang và đèn nung sáng thì lấy theo mức của đèn nung sáng

VII. TIÊU CHUẨN VI KHÍ HẬU

1. Phạm vi điều chỉnh

Tiêu chuẩn này quy định nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ chuyển động của không khí, cường độ bức xạ nhiệt.

2. Đối tượng áp dụng:Tất cả các cơ sở có sử dụng lao động.

3. Tiêu chuẩn trích dẫn

Các giá trị cho phép trong tiêu chuẩn này tương đương với TCVN 5508 – 1991

4. Giá trị cho phép

Bảng 1: Yêu cầu về nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ chuyển động của không khí, cường độ bức xạ nhiệt ở vị trí làm việc

Thời gian (mùa)Loại lao độngNhiệt độ kk (0C)Độ ẩm kk (%)Tốc độ chuyển động kk (m/s)Cường độ bức xạ  nhiệt (W/m2)
Tối đaTối thiểu
Mùa lạnhNhẹTrung bìnhNặng 201816dưới hoặc bằng 800,20,40,535 khi tiếp xúc trên 50% diện tích cơ thể con người70 khi tiếp xúc trên 25% diện tích cơ thể con người
Mùa nóngNhẹTrung bìnhNặng343230 dưới hoặc bằng 801,5100 khi tiếp xúc dưới 25% diện tích cơ thể con người

Cho từng yếu tố:

Nhiệt độ không vượt quá 320C. Nơi sản xuất nóng không quá 370C.

Nhiệt độ chênh lệch trong nơi sản xuất và ngoài trời từ 3 – 50C.

Độ ẩm tương đối 75 – 85%.

Vận tốc gió không quá 2m/s.

Cường độ bức xạ nhiệt 1 cal/cm2/phút.

Bảng 2: Giới hạn cho phép theo chỉ số nhiệt tam cầu

Loại lao độngNhẹTrung bìnhNặng
Lao động liên tục30,026,725,0
50% lao động, 50% nghỉ31,429,427,9
25% lao động, 75% nghỉ33,231,430,0

VIII. TIÊU CHUẨN BỤI SILIC

1. Phạm vi điều chỉnh

Tiêu chuẩn này quy định nồng độ giới hạn đối với các loại bụi có chứa silic tự do (SiO2).

2. Đối tượng áp dụng:Tất cả các cơ sở có sử dụng lao động.

3. Tiêu chuẩn trích dẫn

Tiêu chuẩn này áp dụng cùng với tiêu chuẩn TCVN 5509 – 1991

4. Giá trị giới hạn

4.1. Giá trị nồng độ tối đa cho phép bụi hạt:

Bảng 1: Giá trị nồng độ tối đa cho phép bụi hạt

Nhóm bụiHàm lượng SilicNồng độ bụi toàn phần (hạt/cm3)Nồng độ bụi hô hấp(hạt/cm3)
Lấy theo caLấy theothời điểmLấy theo caLấy theo thời điểm
1Lớn hơn 50 đến 100200600100300
2Lớn hơn 20 đến 505001000250500
3Lớn hơn 5 đến 20100020005001000
4Nhỏ hơn hoặc bằng 5150030008001500

4.2. Giá trị nồng độ tối đa cho phép bụi trọng lượng

Bảng 2: Giá trị nồng độ tối đa cho phép bụi trọng lượng

Nhóm bụiHàm lượng Silic (%)Nồng độ bụi toàn phần (mg/m3)Nồng độ bụi hô hấp (mg/m3)
Lấy theo caLấy theo thời điểmLấy theo caLấy theo thời điểm
11000,30,50,10,3
2Lớn hơn 50 đến dưới 1001,02,00,51,0
3Lớn hơn 20 đến 502,04,01,02,0
4Nhỏ hơn hoặc bằng 203,06,02,04,0

IX. TIÊU CHUẨN BỤI KHÔNG CHỨA SILIC

1. Phạm vi điều chỉnh

Tiêu chuẩn này quy định nồng độ giới hạn đối với các loại bụi không chứa silic tự do (SiO2).

2. Đối tượng áp dụng:Tất cả các cơ sở có sử dụng lao động.

3. Giá trị giới hạn

Bảng 1: Giá trị nồng độ tối đa cho phép bụi không chứa silic

LoạiTên chấtNồng độ bụi toàn phần (mg/m3)Nồng độ bụi hô hấp
(mg/m3)
1Than hoạt tính, nhôm, bentonit, diatomit, graphit, cao lanh, pyrit, talc21
2Bakelit, than, oxyt sắt, oxyt kẽm, dioxyt titan, silicát, apatit, baril, photphatit, đá vôi, đá trân châu, đá cẩm thạch, ximăng portland42
3Bụi thảo mộc, động vật: chè, thuốc lá, bụi gỗ, bụi ngũ cốc63
4Bụi hữu cơ và vô cơ không thuộc loại 1, 2, 384

X. TIÊU CHUẨN BỤI BÔNG

1. Phạm vi điều chỉnh

Tiêu chuẩn này quy định nồng độ giới hạn đối với các loại bụi bông và bông nhân tạo.

2. Đối tượng áp dụng: Tất cả các cơ sở có sử dụng lao động.

3. Giá trị giới hạn

Nồng độ tối đa cho phép bụi bông (trung bình lấy mẫu 8 giờ): 1mg/m3.

XI. TIÊU CHUẨN BỤI AMIĂNG

1. Phạm vi điều chỉnh

Tiêu chuẩn này quy định giá trị giới hạn tiếp xúc nghề nghiệp cho phép với tất cả các loại bụi amiăng thuộc nhóm Serpentine (Chrysotile) trong không khí khu vực sản xuất.

2. Đối tượng áp dụng:Tất cả các cơ sở có sử dụng lao động.

3. Giá trị giới hạn

Bảng 1: Giá trị giới hạn tiếp xúc nghề nghiệp cho phép với bụi amiăng

STTTên chấtTrung bình 8 giờ (sợi/ml)Trung bình 1 giờ (sợi/ml)
1Serpentine (Chrysotile)0,10,5
2Amphibole00

XII. TIÊU CHUẨN TIẾNG ỒN

1. Phạm vi điều chỉnh

Tiêu chuẩn này quy định mức tiếng ồn cho phép tại các vị trí làm việc trong môi trường lao động của các xí nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ quan chịu ảnh hưởng của tiếng ồn.

2. Đối tượng áp dụng:Tất cả các cơ sở sử dụng lao động.

3. Tiêu chuẩn trích dẫn

Các mức cho phép trong tiêu chuẩn này tương đương với TCVN 3985 – 1999.

4. Mức cho phép

4.1.Mức âm liên tục hoặc mức tương đương Leq dBA tại nơi làm việc không quá 85 dBA trong 8 giờ.

4.2.Nếu thời gian tiếp xúc với tiếng ồn giảm 1/2, mức ồn cho phép tăng thêm 5 dB.

Tiếp xúc 4 giờ tăng thêm 5 dB mức cho phép là 90 dBA

2 giờ                                                    95dBA

1 giờ                                                    100 dBA

30 phút                                               105 dBA

15 phút                                               110 dBA

< 15 phút                                            115 dBA

Mức cực đại không quá 115 dBA.

Thời gian lao động còn lại trong ngày làm việc chỉ được tiếp xúc với tiếng ồn dưới80 dBA.

4.3.Mức áp suất âm cho phép đối với tiếng ồn xung thấp hơn 5 dB so với các giá trị nêu trong mục 4.1, 4.2.

4.4.Để đạt được năng suất làm việc tại các vị trí lao động khác nhau cần đảm bảo mức áp âm tại đó không vượt quá giá trị trong bảng dưới đây.

Bảng 1: Mức áp suất âm tại các vị trí lao động

Vị trí lao độngMức âm hoặc mức âm tương đương không quá dBAMức âm dB ở các dải ốc ta với tần số trung bình nhân (Hz) không vượt quá (dB)
631252505001000200040008000
1. Chỗ làm việc của công nhân, vùng có công nhân làm việc trong các phân xưởng và trong nhà máy859992868380787674
2. Buồng theo dõi và điều khiển từ xa không có thông tin bằng điện thoại, các phòng thí nghiệm, thực nghiệm các phòng thiết bị máy tính có nguồn ồn.809487827875737170
3. Buồng theo dõi và điều khiển từ xa có thông tin bằng điện thoại, phòng điều phối, phòng lắp máy chính xác, đánh máy chữ.708779726865636159
4. Các phòng chức năng, hành chính, kế toán, kế hoạch, thống kê.658374686360575554
5. Các phòng lao động trí óc, nghiên cứu thiết kế, thống kê, lập chương trình máy tính, phòng thí nghiệm lý thuyết và xử lý số liệu thực nghiệm557566595450474543

XIII. TIÊU CHUẨN RUNG

1. Phạm vi điều chỉnh

Tiêu chuẩn này quy định mức rung cho phép ở ghế ngồi, sàn làm việc, bộ phận điều khiển, nơi tay cầm của các phương tiện và thiết bị phát ra rung tác động lên người lao động trong sản xuất.

2. Đối tượng áp dụng:Tất cả các cơ sở sử dụng lao động.

3. Tiêu chuẩn trích dẫn

Tiêu chuẩn này tương đương với TCVN 5127 – 90.

4. Mức cho phép

Mức rung tối đa ở các vị trí làm việc không vượt quá các giá trị quy định trong các bảng 1, 2, 3.

Bảng 1: Rung ở ghế ngồi, sàn làm việc

Dải tần số (Hz)Vận tốc rung cho phép (cm/s)
Rung đứngRung ngang
1 (0,88 – 1,4)12,65,0
2 (1,4 – 2,8)7,13,5
4 (2,8 – 5,6)2,53,2
8 (5,6 – 11,2)1,33,2
16 (11,2 – 22,4)1,13,2
31,5 (22,4 – 45)1,13,2
63 (45 – 90)1,13,2
125 (90 – 180)1,13,2
250 (180 – 355)1,13,2

Bảng 2: Rung ở các bộ phận điều khiển

Dải tần số (Hz)Vận tốc rung cho phép (cm/s)
Rung đứngRung ngang
16 (11,2 – 22,4)4,04,0
31,5 (22,4 – 45)2,82,8
63 (45 – 90)2,02,0
125 (90 – 180)1,41,4
250 (180 – 355)1,01,0

Bảng 3: Rung của các dụng cụ nơi tay cầm

Dải tần số (Hz)Vận tốc rung cho phép (cm/s)Hệ số hiệu dính Ko*
8 (5,6 – 11,2)2,80,5
16 (11,2 – 22,4)1,41
31,5 (22,4 – 45)1,41
63 (45 – 90)1,41
125 (90 – 180)1,41
250 (180 – 355)1,41
500 (355 – 700)1,41
1000 (700 – 1400)1,41

* Hệ số hiệu đính kdùng để tính vận tốc rung hiệu đính Vhđ (hay tổng vận tốc rung).

• Vận tốc rung hiệu đính cho phép không quá 4 cm/s trong 8 giờ.

• Giá trị Vhđ cho phép theo thời gian:

8 giờ – 4,0 cm/s               4 giờ – 5,6 cm/s

7 giờ – 4,2 cm/s               3 giờ – 6,5 cm/s

6 giờ – 4,6 cm/s               2 giờ – 8,0 cm/s

5 giờ – 5,0 cm/s               1 giờ – 11,3 cm/s

< 0,5 giờ không quá 16 cm/s

XIV. TIÊU CHUẨN TỪ TRƯỜNG TĨNH – MẬT ĐỘ TỪ THÔNG

1. Phạm vi điều chỉnh

Tiêu chuẩn này quy định giá trị giới hạn cho phép đối với mật độ từ thông của từ trường tĩnh tại các vị trí làm việc trong môi trường lao động chịu ảnh hưởng của từ trường tĩnh.

2. Đối tượng áp dụng:Tất cả các cơ sở có sử dụng lao động.

3. Khái niệm

Khái niệm trong tiêu chuẩn này được hiểu như sau:

– Thiết bị y tế:là các thiết bị y tế trợ giúp các chức năng sinh lý cho người đeo như các loại máy tạo nhịp tim.

4. Mức cho phép

Bảng 1: Giá trị cho phép đối với mật độ từ thông của từ trường tĩnh

Đối tượng áp dụng8 giờ tiếp xúcGiới hạn Max
Toàn bộ cơ thể60mT (600G)2 T (2.104G)
Các chi600mT (6000G)5 T (5.104G)
Đeo các thiết bị y tế0,5 mT (5G)

XV. TIÊU CHUẨN TỪ TRƯỜNG TẦN SỐ THẤP – MẬT ĐỘ TỪ THÔNG

1. Phạm vi điều chỉnh

Tiêu chuẩn này quy định giá trị cho phép của mật độ từ thông của từ trường tần số thấp tại các vị trí làm việc.

2. Đối tượng áp dụng:Tất cả các cơ sở có sử dụng lao động.

3. Khái niệm

Khái niệm trong tiêu chuẩn này được hiểu như sau:

– Tần số thấp:là tần số có giá trị từ 30 KHz trở xuống.

4. Mức cho phép

Bảng 1: Giá trị cho phép tiếp xúc nghề nghiệp với từ trường tần số thấp

 Dải tần số
Mức cho phépMức cho phép  60/f
Mức cho phép tối đa0,2 mT (2 G)

– f là tần số của dòng điện, đo bằng Hz

XVI. TIÊU CHUẨN CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG TẦN SỐ THẤP VÀ ĐIỆN TRƯỜNG TĨNH

1. Phạm vi điều chỉnh

Tiêu chuẩn này quy định giá trị cho phép của cường độ điện trường tĩnh và điện trường có tần số thấp tại các vị trí làm việc

2. Đối tượng áp dụng:Tất cả các cơ sở có sử dụng lao động.

3. Mức cho phép

Bảng 1: Giá trị cho phép của cường độ điện trường tần số dưới 30 KHz.

 Dải tần số
0 Hz – 100Hz100Hz – 4kHz4kHz – 30kHz
Giá trị tối đa25kV/m(2,5 x 106)/f625V/m

– f là tần số của dòng điện, đo bằng Hz

XVII. TIÊU CHUẨN CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TỪ TRƯỜNG DẢI TẦN SỐ 30KHZ – 300GHZ

1. Phạm vi điều chỉnh

Tiêu chuẩn này quy định giá trị cho phép của cường độ điện từ trường và mật độ dòng năng lượng của sóng điện từ trong dải tần số từ 30kHz-300GHz tại các vị trí làm việc

2. Đối tượng áp dụng:Tất cả các cơ sở có sử dụng lao động.

3. Mức cho phép

Bảng 1a: Giá trị cho phép của cường độ điện từ trường tần số từ 30KHz-300MHz

Tần sốCường độ điện trường (E)(V/m)Cường độ từ trường (H)(A/m)Giá trị E, H trung bình trong thời gian (giây)
30kHz – 1,5MHz50530
1,5MHz – 3MHz50530
3MHz – 30MHz200,530
30MHz – 50MHz100,330
50MHz – 300MHz50,16330

Bảng 1b: Giá trị cho phép đối với mật độ dòng năng lượng của bức xạ có tần số từ 300MHz – 300GHz.

Tần sốMật độ dòng năng lượng (W/cm2)Thời gian tiếp xúc cho phép trong 1 ngàyGhi chú
300MHz – 300GHz< 101 ngày 
10 đến 100< 2 giờThời gian còn lại mật độ dòng năng lượng không vượt quá 10W/cm2
100 đến 1000< 20 phút

Bảng 2: Giá trị cho phép của dòng tiếp xúc và dòng cảm ứng.

Dòng cực đại (mA)
Tần sốQua cả hai bàn chânQua mỗi một chânTiếp xúc
30kHz – 100kHz2000f1000f1000f
100kHz – 100MHz200100100

– f: là tần số dòng cao tần, đo bằng MHz

XVIII. BỨC XẠ TỬ NGOẠI – GIỚI HẠN CHO PHÉP

1. Phạm vi điều chỉnh:Tiêu chuẩn này quy định giới hạn cho phép đối với bức xạ tử ngoại trong vùng phổ từ 180nm đến 400nm (từ nguồn hồ quang, phóng điện khí và hơi, nguồn huỳnh quang và các nguồn sáng chói, và bức xạ mặt trời). Không điều chỉnh cho laser tử ngoại.

2. Đối tượng áp dụng:Tất cả các cơ sở có sử dụng lao động.

3. Khái niệm

Khái niệm trong tiêu chuẩn này được hiểu như sau:

– Phổ tử ngoại gần: Các sóng ánh sáng có bước sóng trong khoảng từ 315nm – 400nm.

4. Mức cho phép

– Những giá trị cho phép tiếp xúc với bức xạ tử ngoại gây tác hại trên da hoặc mắt nơi mà những giá trị chiếu (rọi) đã được biết và thời gian tiếp xúc được kiểm soát như sau:

4.1. Tiếp xúc với mắt không được bảo vệ với vùng tử ngoại gần:

a. Đối với giai đoạn < 103 giây, tiếp xúc nguồn bức xạ không vượt quá 1,0J/cm2.

b. Đối với giai đoạn 103 giây hay lớn hơn, tổng năng lượng bức xạ không vượt quá 1,0 mW/cm2.

4.2.Sự tiếp xúc với bức xạ tử ngoại tới trên phần da hay mắt không được bảo vệ không vượt quá các giá trị đã cho trong bảng 1 trong một giai đoạn 8 giờ.

Bảng 1: Giá trị cho phép của bức xạ tử ngoại và hàm trọng số phổ trong khoảng thời gian 8 giờ.

Bước sóng (nm)Giá trị cho phép (mJ/cm2)Hệ số hiệu lực phổ (S)
1802500,012
1901600,019
2001000,030
205590,051
210400,075
215320,095
220250,120
225200,150
230160,190
235130,240
240100,300
2458,30,360
2507,00,430
2546,00,500
2555,80,520
2604,60,650
2653,70,810
2703,00,1000
2753,10,960
2803,40,880
2853,90,770
2904,70,640
2955,60,540
2976,50,460
300100,300
303250,120
305500,060
3081200,026
3102000,015
3135000,006
3151,0 x 1030,003
3161,3 x 1030,0024
3171,5 x 1030,0020
3181,9 x 1030,0016
3192,5 x 1030,0012
3202,9 x 1030,0010
3224,5 x 1030,00067
3235,6 x 1030,00054
3256,0 x 1030,00050
3286,8 x 1030,00044
3307,3 x 1030,00041
3338,1 x 1030,00037
3358,8 x 1030,00034
3401,1 x 1040,00028
3451,3 x 1040,00024
3501,5 x 1040,00020
3551,9 x 1040,00016
3602,3 x 1040,00013
3652,7 x 1040,00011
3703,2 x 1040,000093
3753,9 x 1040,000077
3804,7 x 1040,000064
3855,7 x 1040,000053
3906,8 x 1040,000044
3958,3 x 1040,000036
4001,0 x 1050,000030

Bảng 2: Giá trị cho phép của bức xạ tử ngoại.

Thời gian tiếp xúc/ngàyBức xạ hiệu dụngEeff (W/cm2)
8 giờ0,1
4 giờ0,2
2 giờ0,4
1 giờ0,8
30 phút1,7
15 phút3,3
10 phút3,3
5 phút10
1 phút50
30 giây100
10 giây300
1 giây3000
0,5 giây6000
0,1 giây30000

XIX. TIÊU CHUẨN PHÓNG XẠ

1. Phạm vi điều chỉnh

Tiêu chuẩn này quy định các giá trị cho phép về liều lượng của các loại chất và tia phóng xạ tại các vị trí làm việc.

2. Đối tượng áp dụng:Tiêu chuẩn áp dụng cho người làm việc trực tiếp và gián tiếp với các loại bức xạ ion hoá, không áp dụng cho dân cư nói chung.

3. Khái niệm

Các khái niệm trong tiêu chuẩn này được hiểu như sau:

– Bức xạ ion hoáhay còn gọi là phóng xạ, là tất cả các loại bức xạ (điện từ và hạt) khi tương tác với môi trường tạo nên các ion.

– Cơ sở bức xạ:Nơi sử dụng các nguồn phóng xạ như:

+ Các máy X quang, các máy phát tia .

+ Các nguồn hoá xạ kín như: Kim Radi 226, kim cobalt, kim Stronti 90.

+ Các nguồn hoá xạ hở như: I-131, P-32, U-238, Th-232.

– Chiếu ngoài:Chiếu xạ do một nguồn từ phía ngoài cơ thể.

– Chiếu trong:Chiếu xạ do một nguồn nằm bên trong cơ thể.

– Suất liều tương đươnglà liều tương đương tính cho một đơn vị thời gian (Rem/giờ). Rem: Roentgent equivalent man.

– Vùng kiểm soát:Vùng lân cận bao quanh cơ sở bức xạ hoặc ống thải khí phóng xạ.

– Vùng giám sát:Khu vực bên ngoài vùng kiểm soát có thể còn chịu ảnh hưởng của chất thải phóng xạ khí, lỏng, rắn.

4. Tiêu chuẩn trích dẫn

– Tiêu chuẩn này tương đương với TCVN 4397 – 87

5. Liều lượng cho phép

5.1. Suất liều tương đương tại các vị trí làm việc của cơ sở bức xạ không vượt quá các giá trị nêu trong bảng 1.

Bảng 1: Suất liều tương đương cho phép

Đối tượng người bị chiếu xạNơi làm việcP (mrem/h) với t  40h/tuần
Đối tượng A– Nơi làm việc thường xuyên- Nơi chỉ làm việc dưới 20h/tuần1,22,4
Đối tượng B– Các phòng làm việc khác của cơ sở trong vùng kiểm soát- Trong vùng giám sát0,120,03

Ghi chú: Đối tượng A: Nhân viên bức xạ

Đối tượng B: Người lân cận

5.2. Liều giới hạn trong một năm (của cả chiếu ngoài lẫn chiếu trong) cho các đối tượng tiếp xúc và nhóm cơ quan xung yếu được quy định ở bảng 2:

Bảng 2: Liều giới hạn trong năm.

Đối tượng ngườiLiều giới hạn cho nhóm cơ quan xung yếu (rem/năm)
Nhóm INhóm IINhóm III
A51530
B0,51,53

Ghi chú:

– Nhóm I: Toàn thân, tuyến sinh dục, tuỷ đỏ của xương.

– Nhóm II: Các cơ quan không thuộc nhóm I và III.

– Nhóm III: Da, mô, xương, bàn tay, cẳng tay, bàn chân, mắt cá.

5.3.Nồng độ giới hạn của các chất phóng xạ hay gặp trong không khí nơi làm việc được quy định ở bảng 3. Với những hỗn hợp phóng xạ không rõ thành phần ghi ở bảng 4.

5.4.Mức nhiễm bẩn phóng xạ bề mặt tại nơi làm việc và dụng cụ phòng hộ được quy định ở bảng 5.

5.5.Tổng liều tích luỹ của đối tượng A ở bất kỳ độ tuổi nào trên 18 tuổi cũng được tính theo công thức:

D  5 (N – 18)

– D: Liều tính bằng Rem.

– N: Tuổi tính bằng năm.

Trong trường hợp cần thiết liều tích luỹ có thể lên tới 12rem/năm, nhưng sau đó phải bù trừ lại trong vòng 5 năm để tổng liều không quá D.

Bảng 3: Nồng độ giới hạn trong không khí của hỗn hợp các nuclit có thành phần không rõ hoặc một phần (Ci/l)

Đặc điểm về thành phần của hỗn hợp các nuclit phóng xạ xâm nhập qua đường hô hấpĐối tượng AĐối tượng B
Thành phần không rõ4 x 10-161 x 10-17
Thành phần không chứa: Cm-2488 x 10-163 x 10-17
Thành phần không chứa: PA-231, Pu 239, Pu-240, Pu 242, Cm-248, Cf-249, Cf-2512 x 10-155 x 10-17
Thành phần không chứa: Ac-227, Th-230, Pa-231, Pu238, Pu-239, Pu-240, Pu-242, Pu-244, Cm-248, Cf-249, Cf-2514 x 10-151 x 10-16
Thành phần không chứa bất kỳ loại nuclit phóng xạ alpha nào và Ac-2272 x 10-148 x 10-16
Thành phần không chứa bất kỳ loại nuclit phóng xạ alpha nào và Pb-210, Ac-227, Ra-228, Pu-2412 x 10-138 x 10-15
Thành phần không chứa bất kỳ loại nuclit phóng xạ alpha nào và Sr-90, I-192, Pb-210, Ac-227, Ra-228, Pa-230, Pu-241, Bk-2492 x 10-16`8 x 10-13

Bảng 4: Nồng độ giới hạn các chất phóng xạ trong không khí nơi làm việc

TTNuclit phóng xạTrạng thái trong hợp chấtNồng độ giới hạn trong không khí nơi làm việc Ci/lTTNuclit phóng xạTrạng thái trong hợp chấtNồng độ giới hạn trong không khí nơi làm việc Ci/l
Đối tượng AĐối tượng BĐối tượng AĐối tượng B
1H-3(T)KHTHT2,0×10-64,8×10-96,6×10-81,6×10-1031Co-57HTKHT1,6×10-115,5×10-12
2C-14HT3,5×10-91,2×10-1032Co-58HTKHT5,6×10-111,9×10-12
3F-18THKHT2,6×10-98,7×10-1133Co-60HTKHT8,8×10-123,0×10-13
4Na-22HTKHT8,4 x10-122,9×10-1334Ni-63HTKHT6,4×10-112,2×10-12
5Na-24HTKHT1,4×10-104,9×10-1235Cu-64HTKHT1,0×10-93,6×10-11
6P-32HTHKT7,2×10-112,4×10-1236Zn-65HTKHT6,0×10-112,6×10-12
7S-35HTKHT3,6×10-111,2×10-1237As-74HTKHT1,2×10-104,2×10-12
8Cl-36HTKHT2,3×10-117,8×10-1338Se-75HTKHT1,2×10-104,2×10-12
9K-42HTKHT1,1×10-103,7×10-1239Br-82HTKHT1,9×10-106,4×10-12
10Ca-43HT 3,2×10-111,1×10-1240Rb-86HTKHT6,8×10-112,3×10-12
11Ca-47KHT1,7×10-105,8×10-1241Sr-89HT2,8×10-119,4×10-13
12Cr-51HTKHT2,2×10-97,7×10-1142Sr-90HT1,2×10-124,0×10-14
13Mn-52HTKHT1,4×10-104,8×10-1243Y-90HTKHT1,0×10-103,5×10-12
14Mn-54HTKHT3,6×10-111,2×10-1244Zr-93HTKHT1,3×10-104,4×10-12
15Fe-55HTKHT8,4×10-102,9×10-1145Tc-99mHTKHT1,4×10­-94,8×10-10
16Fe-59HTKHT5,2×10-111,8×10-1246Tc-99HTKHT6,0×10-112,1×10-12
17Mo-99HTKHT2,0×10-106,9×10-1247Au-198HTKHT2,4×10-108,0×10-12
18In-113mHTKHT6,8×10-92,3×10-1048Hg-197HTKHT1,2×10-94,0×10-11
19Sb-124HTKHT1,9×10-116,6×10-1349Hg-203HTKHT7,2×10-112,5×10-12
20I-125HT4,8×10-121,6×10-1350TI-201HTKHT8,8×10-103,0×10-11
21I-126HT3,6×10-121,2×10-1351Pb-210HTKHT6,0×10-142,0×10-13
22I-129HT8,0×10-132,7×10-1452Po-21HTKHT9,3×10-143,1×10-15
23I-131HT4,2×10-121,5×10-1353Ra-226HTKHT2,5×10-148,5×10-18
24Cs-131HTKHT1,0×10-83,6×10-1054Th-232HTKHT1,0×10-152,5×10-14
25Cs-134mHTKHT6,0×10-92,0×10-1055U-2357,1x 10-8nămHTKHT6,0×10-14 
26Cs-134HTKHT1,3×10-114,4×10-1456U-238HTKHT6,3×10-142,2×10-15
27Cs-137HTKHT1,4×10-144,9×10-1357Am-241HTKHT3,0×10-151,0×10-16
28Ba-131HTKHT3,5×10-101,2×10-1158Cm-244HTKHT46×10-151,5×10-16
29La-140HTKHT1,2×10-104×10-1259Cf-252HTKHT3,2×10-151,1×10-16
30Ir-192HTKHT2,6×10-118,7×10-13     

Ghi chú: 1. Các chữ viết tắt: HT: – Hoà tan; KHT: – Không hoà tan.

2. Các thông số khác về nuclit phóng xạ trong bảng này tìm xem trong “Quy phạm an toàn bức xạ ion hoá” TCVN 4397-87.

Bảng 5: Mức bẩn giới hạn trên các bề mặt (hạt/cm2/phút)(1)

Đối tượng bị bẩnNuclit phóng anphaNuclit phóng beta(4)
Nhân đặc biệt (2)Nhân khác
Ngoài da, khăn mặt, quần áo mặc trong, mặt trong của phần phía trước các phương tiện phòng hộ cá nhân.11100
Quần áo phòng hộ chính, mặt trong các dụng cụ phòng hộ bổ sung520800
Bề mặt các phòng có người thường xuyên làm việc, mặt ngoài các dụng cụ phòng hộ bổ sung dùng ở các phòng này5202000
Bề mặt các phòng đặt máy không người làm việc thường xuyên, mặt ngoài các dụng cụ phòng hộ bổ sung dùng ở các phòng này502008000
Các phương tiện vận chuyển, mặt ngoài các côngtenơ bảo vệ và các bao bì che chở ngoài cùng các kiện hàng chứa chất phóng xạ trong vùng kiểm soát (3)1010100

Chú thích:

(1) Đối với bề mặt các phòng làm việc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, côngtenơ bảo vệ, bao bì bảo vệ, mức bẩn được xác định bằng phương pháp chùi khô và được chuẩn định theo lượng bẩn không bám chắc vào bề mặt (có thể chùi đi được). Đối với những trường hợp còn lại, mức bẩn được chuẩn định theo mức bẩn tổng cộng (loại không bám chắc và loại bám chắc vào bề mặt).

(2) Nuclit đặc biệt là những nuclit phóng anpha có nồng độ giới hạn cho phép trong không khí ở nơi làm việc 1.10-14 Curi/lit.

(3) Ra ngoài vùng kiểm soát không cho phép dây bẩn phóng xạ ở mặt ngoài các bao bì ngoài cùng của các kiện hàng chứa chất phóng xạ và các phương tiện vận chuyển.

(4) Riêng đối với Sr-90, Sr-90 + Y-90 thì mức bẩn cho phép thấp hơn 5 lần. Mức bẩn của Triti không quy định vì nó được kiểm soát theo hàm lượng trong không khí và trong cơ thể.

XX. BỨC XẠ TIA X – GIỚI HẠN CHO PHÉP

1. Phạm vi điều chỉnh

Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu đảm bảo an toàn bức xạ đối với các cơ sở X quang y tế.

2. Đối tượng áp dụng: Các cơ sở X quang y tế

3. Khái niệm

Khái niệm trong tiêu chuẩn này được hiểu như sau:

– Cơ sở X quang y tế là các cơ sở y tế có sử dụng máy X quang để khám, chữa bệnh.

4. Tiêu chuẩn trích dẫn

Tiêu chuẩn này tương đương với TCVN 6561-1999.

5. Thông số quy định

5.1. Liều giới hạn

Bảng 1: Liều giới hạn cho phép trong 1 năm

Loại liều và đối tượng áp dụngNhân viên bức xạThực tập, học nghề 16-18 tuổiNhân dân
Liều hiệu dụng toàn thân20mSv6mSv1mSv
Liều tương đương đối với thuỷ tinh thể của mắt150mSv50mSv15mSv
Liều tương đương đối với tay, chân hoặc da500mSv150mSv50mSv
Tại mọi điểm trong phòng chờ và nơi chờ  1mSv

Ghi chú: – Liều quy định do làm việc với tia X không kể phông tự nhiên.

– Liều trong tình huống đặc biệt xem trong phần phụ lục.

Bảng 2: Liều suất tức thời cho phép tại các vị trí phòng X quang

Vị tríSuất liều (Sv/h)
– Nhân viên trực tiếp với bức xạ10,0
– Buồng rửa phim0,50
– Phòng hoặc nơi chờ của bệnh nhân0,50
– Phòng hoặc nơi làm việc của nhân viên0,50
– Các điểm bên ngoài máy X quang0,50

5.2. Liều giới hạn trong tình huống đặc biệt

5.2.1 Liều hiệu dụng đối với nhân viên bức xạ:20mSv được lấy trung bình trong 5 năm làm việc liên tục. Trong một năm riêng lẻ có thể lên tới 50mSv, nhưng phải đảm bảo liều trung bình trong 5 năm đó không quá 20mSv/năm.

Liều hiệu dụng cho nhân viên bức xạ là 20mSv/năm được lấy trung bình trong 10 năm làm việc liên tục và trong một năm riêng lẻ trong thời gian đó thì không có năm nào quá 50mSv.

Khi liều hiệu dụng tích luỹ của nhân viên bức xạ kể từ khi bắt đầu của thời kỳ lấy trung bình cho đến khi đạt tới 100mSv thì phải xem xét lại. Nếu sức khoẻ vẫn bình thường, không có biểu hiện ảnh hưởng của phóng xạ, không có sự thay đổi công thức máu, v.v. thì được tiếp tục công việc đã làm.

5.2.2. Liều hiệu dụng đối với nhân dân: có thể là 5 mSv trong một năm riêng lẻ nhưng liều trung bình trong 5 năm liên tục không vượt quá 1 mSV/năm. Cách bố trí, kích thước chi tiết, cách bảo vệ chống nhiễm xạ xem hướng dẫn trong phụ lục.

5.3. Vị trí của một cơ sở X quang

Cơ sở X quang phải đặt ở nơi cách biệt, bảo đảm không gần các khoa như khoa nhi, khoa phụ sản, khu vực đông người qua lại v.v… Đặc biệt không được đặt tại các cư xá, khu nhà ở tập thể.

5.4. Bố trí một cơ sở X quang

Một cơ sở X quang tối thiểu phải gồm các phòng riêng biệt sau đây:

– Phòng chờ hoặc nơi chờ của bệnh nhân,

– Phòng đặt máy X quang,

– Phòng xử lý phim,

– Phòng hoặc nơi làm việc của nhân viên bức xạ.

5.4.1. Phòng chờ hoặc nơi chờ của bệnh nhân:

– Phòng chờ (hoặc nơi chờ) của bệnh nhân phải tách biệt với phòng X quang. Liều giới hạn ở mọi điểm của phòng này không được vượt quá 1mSv/năm.

5.4.2. Phòng đặt máy X quang đáp ứng các yêu cầu sau:

– Thuận tiện cho việc lắp đặt, vận hành thao tác máy, di chuyển an toàn bệnh nhân. Diện tích phòng tối thiểu là 25m2, trong đó chiều rộng tối thiểu là 4,5m, chiều cao phải trên 3m cho một máy X quang bình thường.

– Đối với các máy X quang dùng chụp ảnh vú, răng và chụp cắt lớp điện toán (CT scanner) phải tuân thủ kích thước theo tiêu chuẩn ở bảng 3.

Bảng 3: Kích thước tối thiểu cho các buồng làm việc đối với các máy X quang khám, chữa bệnh

Loại công việcDiện tích buồngKích thước tối thiểu một chiều
– Buồng chụp cắt lớp (CT scanner)+ Hai chiều+ Ba chiều 28 m240 m2 4 m4 m
– Buồng X quang chụp ảnh răng12 m23 m
– Buồng X quang chụp ảnh vú18 m24 m
– Buồng X quang có bơm thuốc cản quang30 m24,5 m
– Buồng X quang có bơm thuốc cản quang thông tin36 m25,5 m
– Buồng tối rửa phim tự động7 m22,5 m
– Buồng tối rửa phim không tự động8 m22,5 m

– Đối với những loại máy mới có thiết kế phòng đặt máy kèm theo của hãng sản xuất, nếu kích thước nhỏ hơn quy định trên thì phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Khi tính toán, thiết kế chiều dày của tường, trần, sàn và các cửa của phòng máy X quang  phải chú ý đến đặc trưng của thiết bị (điện thế, cường độ dòng điện), thời gian sử dụng máy, hệ số chiếm cứ bên ngoài phòng X quang mà tính toán chiều dày thích hợp cho từng bức tường, cửa, trần, sàn nhà.

– Mép lưới của các cửa thông gió, các cửa sổ của phòng X quang phía ngoài có người qua lại phải có độ cao tối thiểu là 2m so với sàn nhà phía ngoài phòng X quang.

– Phải có đèn hiệu và cảnh báo bức xạ ở ngang tầm mắt gắn phía bên ngoài cửa ra vào phòng X quang. Đèn hiệu phải phát sáng trong suốt thời gian máy ở chế độ phát bức xạ.

– Việc lắp đặt máy X quang phải bảo đảm: Khi máy hoạt động chùm tia X không phát ra hướng có cửa ra vào hoặc hướng có nhiều người qua lại và phải được che chắn bảo vệ tầm nhìn của mắt khỏi nguồn bức xạ. Chiều cao tấm chắn phải trên 2m kể từ sàn nhà, chiều rộng tấm chắn tối tiểu là 90 cm và chiều dày tương đương là 1,5 mm chì.

– Các phòng có bố trí 2 máy X quang thì mỗi khi chiếu, chụp chỉ cho phép vận hành 1 máy.

– Tuỳ theo mỗi loại máy mà bàn điều khiển được đặt trong hoặc ngoài phòng X quang. Phải có kính chì để quan sát bệnh nhân và phải đảm bảo liều giới hạn tại bàn điều khiển không vượt quá 20 mSv/năm (không kể phông bức xạ tự nhiên).

5.4.3. Phòng xử lý phim (phòng tối):

– Phòng xử lý phim phải biệt lập với phòng máy X quang.

– Phòng xử lý phim phải đảm bảo liều không ảnh hưởng đến quá trình xử lý phim và đảm bảo cho các phim chưa xử lý không bị chiếu quá liều 1 mSv/1 năm, không kể phông bức xạ tự nhiên.

– Cửa ra vào phòng xử lý phim không bị chiếu bởi các tia trực tiếp.

– Hộp chuyển cát-xét đặt trong phòng X quang phải có vỏ bọc chiều dày tương đương là 2 mm chì.

5.4.4. Phòng (hoặc nơi) làm việc của nhân viên bức xạ:

– Phòng (hoặc nơi) làm việc của nhân viên bức xạ phải biệt lập với phòng máy X quang. Suất liều tại bất kỳ điểm nào trong phòng không được vượt quá 1 mSv/năm, không kể phông bức xạ tự nhiên.

XXI. HOÁ CHẤT – GIỚI HẠN CHO PHÉP TRONG KHÔNG KHÍ VÙNG LÀM VIỆC

1. Phạm vi điều chỉnh

Tiêu chuẩn này quy định nồng độ tối đa cho phép của một số hoá chất trong không khí vùng làm việc.

2. Đối tượng áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các cơ sở có sử dụng lao động (cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ…)

Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với không khí khu vực dân cư.

3. Giá trị giới hạn

Bảng 1: Giá trị giới hạn các hoá chất trong không khí vùng làm việc

TTTên hoá chất (Phiên âm tiếng Việt)Tên hoá chất (Tiếng Anh)Công thức hoá họcTrung bình 8 giờ (mg/m3)(TWA)Từng lần tối đa (mg/m3)(STEL)
1AcroleinAcroleinCH2CHCHO0,250,50
2AcrylamitAcrylic amideCH2CHCONH20,030,2
3AcrylonitrilAcrylonitrileCH2CHCN0,52,5
4Alyl axetatAllyl acetateC5H8O32
5AmoniacAmmoniaNH31725
6Amyl axetatAmyl acetateCH3COOC5H11200500
7Anhydrit phtalicPhthalic anhydrideC8H4O323
8AnilinAnilineC6H5NH248
9AntimonAntimonySb0,20,5
10ANTUANTUC10H7NHC(NH2)S0,31,5
11Asen và các hợp chất chứa asenArsenic and compoundsAs0,03
12AsinArsine              AsH30,050,1
13Atphan (bitum, nhựa đường)Asphalt                     510
14AxetonAcetone(CH3)2CO2001000
15Axeton xyanohydrinAcetone cyanohydrinCH3C(OH)CNCH30,9
16AxetonitrilAcetonitrileCH3CN50100
17AxetylenAcetyleneC2H21000
18Axit 2, 4 điclopheno – xyaxetic2, 4 – D (Dichloro – phenoxyacetic acid)Cl2C6H3OCH2COOH510
19Axit 2, 4, 5 tricloro – phenoxyaxetic2, 4, 5 – T (Trichloro – phenoxyacetic acid)CH2Cl3OCH2COOH510
20Axit axeticAcetic acidCH3COOH2535
21Axit boric và các hợp chấtBoric acid and compoundsH2BO30,51
22Axit ClohiđricHydrochloric acidHCl            57,5
23Axit formicFormic acidHCOOH918
24Axit metacrylicMethacrylic acidC4H6O25080
25Axit nitrơNitrous acidHNO24590
26Axit nitricNitric acidHNO3              510
27Axit oxalicOxalic acid(COOH)2.2H2O12
28Axit phosphoricPhosphoric acidH3PO413
29Axit  picricPicric acidHOC6H2(NO2)30,10,2
30Axit sunfuricSulfuric acidH2SO412
31Axit thioglicolicThioglycolic acidC2H4O2S25
32Axit tricloaxeticTrichloroacetic acidC2HCl3O225
33Azinpho metylAzinphos methylC10H12OPS2N30,020,06
34AziridinAziridineH2CNHCH20,02
35BạcSilverAg0,010,1
36Bạc (dạng hợp chất)Silver compoundsnhư Ag                0,010,03
37BarioxítBarium oxideBaO20,66
38BenomylBenomylC14H18N4O3510
39BenzenBenzeneC6H6515
40BenzidinBenzidineNH2C6H4C6H4NH20,008
41BenzonitrilBenzonitrileC7H5N1
42BenzopyrenBenzopyreneC20H120,00010,0003
43(o, p) Benzoquinon(o, p) BenzoquinoneCH4O20,41,0
44BenzotricloruaBenzotrichlorideC7HCl30,2
45Benzoyl peroxitBenzoyl peroxideC14H10O4                5
46Benzyl cloruaBenzylchlorideC6H5CHCl0,5
47Beryli và các hợp chấtBeryllium and compoundsBe                  0,001
48Biphenyl clo hoáPolychlorinated biphenylsC12H10-xCx0,010,02
49Bo trifloruaBoron trifluorideBF30,81
50BromBromineBr20,51
51Brom etanBromoethaneC2H5Br500800
52BromometanBromomethaneCH3Br2040
53BrompentafloruaBromine pentafluorideBrF50,51
541,3-Butađien1,3-ButadieneCH2CHCHCH22040
55ButylaxetatButyl acetateCHCOO[CH2]CH3500700
56ButanolButanolsCH3(CH2)OH150250
57Cađimi octa đecanoatOcta decanoic acid, cadmiumC36H72O4Cd0,040,1
58Cađimi và các hợp chấtCadmium and compoundsCd              0,010,05
59Cabon đioxitCarbondioxideCO29001800
60Cacbon đisunfuaCarbon disulfideCS21525
61Cacbon monoxitCarbonmonoxideCO2040
62Cacbon tetracloruaCarbontetrachlorieCCl41020
63CacbonfuranCarbofuranC17H15O3N0,1
64Cacbonyl floruaCarbonyl fluorideCOF2513
65Canxi cacbonatCalcium carbonateCaCO3                10
66Canxi cromatCalcium chromateCaCrO40,05
67Canxi hydroxitCalcium hydroxydeCa(OH)25
67Canxi oxitCalcium oxideCaO24
69Canxi silicatCalcium silicateCaSiO310
70Canxi sunphat đihyđratCalcium sulfate dihydrateCaSO4.2H2O6
71Canxi xyanamitCalcium cyanamideC2CaN20,51,0
72Caprolactam (bụi)Caprolactam (dust)C6H11NO13
73Caprolactam (khói)Caprolactam (fume)C6H11NO20
74CaptanCaptanC9HCl3NO2S5
75CarbarylCarbarylC10H7O O CNHCH3110
76CatecholCatecholC15H14O62045
77Chì tetraetylLead tetraethylPb(C2H5)40,0050,01
78Chì và các hợp chấtLead and compoundsPb0,050,1
79CloChlorineCl21,53
80Clo axetaldehytChloroacetaldeh-ydeClCH2CHO3
81Clo đioxitChlorine dioxideClO20,30,6
82CloaxetophenonChloroacetophe-noneC6H5COCH2Cl0,3
83ClobenzenChlorobenzeneC6H5Cl100200
841- Clo – 2, 4 – đinitrobenzen1- Chloro – 2,4 -dinitro – benzeneC6H3ClN2O40,51
85ClonitrobenzenChloronitrobenzeneC6H4ClNO212
86CloprenChloropreneCH2CClCHCH23060
871- Clo 2-propanon1- Chloro 2 – propanoneC3H5ClO3
88ClorofomChloroformCHCl31020
89CloropicrinChloropicrinCCl3NO20,71,4
903 – Clopropen3-ChloropropeneC2H5Cl12
91ClotrifloetylenChlorotrifluoroethy-leneC2ClF35
92Coban và hợp chấtCobalt and compoundsCo0,050,1
93CresolCresolC7H8O510
94Crom VI oxitChromium trioxideCrO30,050,1
95Crom (III)(dạng hợp chất)Chromium (III) compoundsCr+30,5
96Crom (IV)(dạng hợp chất)Chromium (VI) compoundsCr+40,05
97Crom (VI)(dạng hoà tan trong nước)Chrom (VI) compound (water soluble)Cr+60,01
98CrotonalđehytCrotonaldehydeCH3CHCHCHO510
99CumenCumeneC6H5CH(CCH3)280100
100Dầu khoáng (sương mù)Mineral (mist) 510
101Dầu mỏPetroleumdistillates (naphta) 1600
102Dầu thôngTurpentineC10H16300600
103Dầu thực vật (dạng sương)Vegetable oil mist 10
104Điamin 4, 4’ điphenylmetanDiamino 4, 4’-diphenyl methaneNH2C6H4C6H4NH20,8
105Đimetyl-1,2-dibrom-2, 2-diclo etyl phosphatDimethyl – 1, 2 – dibromo – 2,2 – dichlorethyl phosphate (Naled)(CH3O)2POOCHBrCBrCl236
106Dung môi cao suRubber solvent 1570
107Dung môi stoddardStoddard solvent (White spirit) 525 
108Đá talc, hoạt thạch (bụi hô hấp)Soapston3MgO.4SiO2.H2O3
109Đá talc, hoạt thạch (chứa 1% quartz)Soapstone3MgO.4SiO2.H2O6
110ĐecalinDecalinC10H18100200
111ĐemetonDemetonC8H19O3PS20,10,3
112ĐiazinonDiazinonC12H21N2O3PS0,10,2
113ĐiboranDiboraneB2H60,10,2
1141,2-Đibrom-3-clo-propan1,2 – Dibromo – 3 chloro – propaneC3H5Br2Cl0,01
115Đibutyl phtalatDibutyl phthalateC6H4(CO2C4H9)224
116ĐicloaxetylenDichloroacetyleneClCCCl0,41,2
117ĐiclobenzenDichlorobenzeneC6H4Cl22050
118ĐicloetanDichloroethaneCH3CHCl248
1191,1-Đicloetylen1,1- DichloroethyleneC2H2Cl2816
120Đicloetylen(1,2; Cis; Trans)Dichloroethylene (1,2; Cis; Trans)C2H2Cl27901000
121ĐiclometanDichloromethaneCH2Cl250100
1221,2-Điclopropan1,2- DichloropropanC3H6Cl250100
123ĐiclopropenDichloropropeneC3H4Cl25
124ĐiclostyrenDichlorostyreneC8H6Cl250
125ĐiclovosDichlorvos(CH3O)2PO2CHCCl213
126ĐicrotophosDicrotophosC8H16NO5P0,25
127Đimetyl aminDimethylamineC2H7N12
128ĐimetylfomamitDimethyl formamide(CH3)2NCHO1020
1291,1 – Dimetylhyđrazin1,1 Dimethyl hydrazine(CH3)NNH20,20,5
130Đimetyl phenolDimethyl phenolC8H10O2
131Đimetyl sufatDimethyl sulfate(CH3)2SO40,050,1
132Đimetyl sunfoxitDimethyl sulfoxideC2H6OS2050
133ĐinitrobenzenDinitrobenzeneC7H6N2O41
134Đinitrotoluen (DNT)Dinitrotoluene (DNT)CH5CH3(NO2)212
135ĐioxathionDioxathionC12 H26O6P2S40,2
136Điquat đibromuaDiquat DibromideC12 H12N2.2Br0,51
1371,4 – Đioxan1,4-DioxaneOCH2CH2OCH2CH210
138Đồng (bụi)Copper (dust)Cu0,51
139Đồng (hơi, khói)Copper (fume)Cu0,10,2
140Đồng (dạng hợp chất)Copper compoundsCu0,51
141EnđosunfanEndousulfanC9H6Cl6O3S0,10,3
1422, 3 – Epoxy 1 – propanol2, 3 – Epoxy 1 – propanolC3H6O215
143EPNEPN (o – ethyl – o – paranitrophenyl – phosphonothioate)C18H14NO4PS0,5
144EtanolaminEthanolamineNH2C2H4OH815
145Ete điglyxiđylDiglycidyl etherC6H10O30,5
146Ete cloetylChloroethyl etherC4H8Cl2O2
147Ete clometylChloromethyl ether(CH2Cl)2O0,0030,005
148Ete etylEthyl etherC2H5OC2H510001500
149Ete isopropylIsopropyl glycidyl ether(CH3)2CHOCH(CH3)2200300
150Ete resorcinol monometylResorcinol monomethyl EtherC7H8O25
151Etyl-aminEthylamineCH3CH2NH21830
152EtylenEthyleneC2H41150
153Etyl mercaptanEthanethiol(Ethylmercaptan)C2H5SH13
154EtylenđibromuaEthylene dibromideBrCHCH2Br1
155Etylen glycol (son khí, hạt, mù sương)Ethylene glycol 1020
156Etylen glycol (hơi)Ethylene glycolC2H6O260125
157Etylen glycol đinitratEthylene glycol dinitrateC2H4(O2NO)20,30,6
158Etylen oxitEthylene oxideC2H4O12
159Etylen percloruaPerchloroethyleneC2Cl470170
160Etyliđen norbornenEthylidene norborneneC9H1220
161FensunfothionFensulfothionC11H17O4PS20,1
162FenthiolFenthiolC10H15O3PS20,1
163FloFluorineF20,20,4
164Florua(các hợp chất F)Fluorides 12
165FomalđehytFormaldehydeHCHO0,51
166FomanitFormamideHCONH21530
167FufuralFurfuralC4H3OCHO1020
168Fufuryl alcolFurfuryl alcoholC5H6O22040
169Hắc ín than đá (hơi)Coal Tar pitch volatiles 0,1
170HalothanHalothaneC2HBrClF3824
171Hỗn hợp của etan thuỷ ngân (II) Clorua và linđanMekuran (mixture of ethylmer cuirc chloride and lindane) 0,005
172HeptacloHeptachlor (iso)C10H5Cl70,51,5
173Heptan (tất cả các đồng phân)HeptanC7H148001250
174Hexaclo benzenHexachlorobenzeneC6Cl60,50,9
175Hexaclo 1,3 – butadienHexachloro 1,3-butadieneC4Cl60,005
1761, 2, 3, 4, 5, 6 – Hexacloxyclohexan1, 2, 3, 4, 5, 6 – hexachloro-cyclohexaneC6H6Cl60,5
177HexacloxyclopentađienHexachlorocyclopen-tadieneC5Cl60,010,1
178Hexaflo axetonHexafluoroacetone(CF3)2CO0,50,7
179HexaflopropenHexafluoropropeneC6F65
180n-Hexann – HexaneC6H690180
181Hyđrazin (và hyđrazine hyđrate, hyđrazine sunfate)HyrazineH4N20,050,1
182Hydrocacbon mạch thẳng (1 – 10 C)Hydrocarbons (1 – 10 C) 300
183Hyđro floruaHydrogen fluorideHF0,10,5
184Hyđro phosphitHydrogen phosphideH3P0,10,2
185Hyđro selenuaHydrogen selenideH2Se0,030,1
186Hyđro sunfuaHydrogene sulfideH2S1015
187Hyđro xyanuaHydrogen cyanideHCN0,30,6
188Hyđroxyt kiềmHydroxydes (alkaline) (Alkali hydroxide) 0,51
189HydroquinonHydroquinone ( 1,4 – Dihydroxybenzene)C6H6O20,51,5
190Iođo metanIodomethaneCH3I12
191IođofomIodoformCHI3310
192IotIodineI212
193Isopropyl glyxidyl eteIsopropyl glycidyl ether(CH3)2C2H2O(CH3)2240360
194Isopropyl nitratIsopropyl nitrateC3H7NO22040
195Kali cyanuaPotassium cyanideKCN510
196Khói hànWelding fumes 5
197Khí dầu mỏPetroleum gas (liquefied) 18002250
198Kẽm CloruaZinc chlorideZnCl212
199Kẽm cromatZinc ChromateCrO4Zn0,010,03
200Kẽm floruaZinc fluorideF2Zn0,21
201Kẽm oxit (bụi, khói)Zinc oxide (dust, fume)ZnO510
202Kẽm phosphuaZinc phosphideP2Zn30,1
203Kẽm stearat (bụi tổng số)Zinc stearate (inhalable dust)Zn(C18H35O2)21020
204Kẽm stearat (bụi hô hấp)Zinc stearate (respirable dust)Zn(C18H35O2)25
205Kẽm sunfuaZinc sulfideZnS5
206Long nãoCamphorC10H16O26
207Magie oxitMagnesium oxideMgO510
208MalathionMalathionC10H19O6PS25
209Mangan và các hợp chấtManganese and compoundsMn0,30,6
210Metalyl CloruaMethallyl chlorideC4H7Cl0,3
211Metan thiolMethane thiolCH4S12
212MetoxycloMethoxychlorCl3CCH(C6H4OCH3)21020
213Metyl acrylatMethyl acrylateCH2CHCOOCH32040
214Metyl acrylonitrilMetyl  acrylonitrileCH2C(CH3)CN39
2152- Metylaziridin2 – Methyl aziridineC8H16N2O75
216Metyl aminMethylamineCH5N524
217Metyl axêtatMethyl acetateCH3COOCH3100250
218Metyl etyl xetonMethyl ethyl ketonC4H8O150300
2192- Metylfuran2 – Methyl furanC5H6O1
220Metyl hydrazinMethyl hydrazineCH3NHNH20,080,35
221Metyl mercaptanMethyl mercaptanCH3SH12
222Metyl meta crylatMethyl methacrylateCH2C(CH3)COOCH350150
223Metyl silicatMethyl silicateC4H12O4Si6
224MevinphosMevinphosC7H13O6Pi0,10,3
225MonocrotophosMonocrotophosC7H14NO5P0,25
226Muối sắtFerric salt (as Fe) 12
227Muội thanCarbon blackC3,57
228NaletNaled(CH3O)2P(O) OCHBrCBrCl236
229NaphtalenNaphthaleneC10H84075
230Naphtalen đã clo hoáChlorinated naphthalenes 0,20,6
231Natri bisulfitSodium bisulfiteNaHSO35
232Natri boratSodium borateNa2B4O71
233Natri cyanuaSodium cyanideNaCN510
234Natri floaxetatSodium fluoroacetateFCH2COONa0,050,1
235Natri metabisunfitSodium metabisulfite (Disodium pyrosulfite)Na2S2O55
236Natri nitruaSodium azideNaN30,20,3
237NeoprenNeopreneC4H5Cl1030
238Nhôm và hợp chấtAluminum and compoundsAl24
239NicotinNicotineC10H14N20,51
240Niken và các dạng hợp chất (hoà tan)Nickel and compounds (soluble)Ni0,050.25
241Niken (II, III) oxitNickel monoxideNiO, Ni2O30,1
242Niken cacbonylNickel carbonylC4NiO40,010,02
243Nitơ đioxitNitrogen dioxideNO2 và N2O4510
244Nitơ mono oxitNitrogen monoxideNO1020
245Nitơ trifloruaNitrogene trifluorideNF33045
246Nitro benzenNitrobenzeneC6H5NO236
2471- Nitro butan1- NitrobutaneCH3(CH2)3NO230
248Nitro etanNitro ethaneC2H5NO30
249Nitro metanNitromethaneCH3NO230
2501- Nitropropan1-NitropropaneCH3(CH2)2NO23060
251Nitro toluenNitrotolueneCH3C6H4NO21122
252NitroglyxerinGlycerol trinitrate (Nitroglycerine)CH2NO3CHNO3CH2NO3 [C3H5(NO3)3]0,51
2532 – Nitropropan2-NitropropaneCH3(CH2)2NO218
254Octan (tất cả các đồng phân)OctaneC10H229001400
255Osmi tetroxitOsmium tetroxideOsO40,0020,003
256OzonOzoneO30,10,2
257ParaquatParaquat(CH3(C5H4N)2CH3).2Cl0,10,3
258ParathionParathion(C2H5O)2PSOC6H4NO20,050,1
259PentaboranPentaboraneB5H90,010,02
260Penta clorophenolPentachlorophenolC6Cl5OH0,20,4
261Percloryl floruaPerchloryl fluorideClO3F1425
262PhenolPhenolC6H5OH48
263Phenyl hyđrazinPhenyl hydrazineC6HNHNH212
264Phenyl isoxyanatPhenyl isocxyanateC7H5NO0,020,05
265Phenylen điaminPhenylene diamineC6H8N20,10,2
266PhenylphosphinPhenyl phosphineC6H7P0,25
267PhoratPhorate(C2H5O)2P(S)SCH2S-C2H50,050,2
268PhosgenPhosgeneCOCl20,20,4
269PhosphinPhosphinePH30,10,2
270Phospho (trắng, vàng)Phosphorus(White, yellow)P40,030,1
271Phospho oxycloruaPhosphoruos oxy chloridePOCl30,61,2
272Phospho tricloruaPhosphorus trichloridePCl312
273PhosphopentacloruaPhosphorous pentachloridePCl512
274Picloram (iso)Picloram (iso) 1020
275PropoxurPropoxurCH3NHCOOC6H4OCH(CH3)20,51,5
276n-Propyl axetatn-PropylacetatCH3COOCH2CH2CH3200600
277-Propiolacton-PropiolactoneC3H4O212
278PropyleniminPropylenimineC37N5
279PyrethrinPyrenthrinC21H28O3510
280PyriđinPyridineC5H5N510
281QuinonQuinoneC6H4O20,412
282ResorcinolResorcinol (1,3 – Dihydroxybenze)C6H6O24590
283Rượu alylicAllyl alcoholCH2CHCH2OH36
284Rượu etylicEthanolCH3(CH­2)OH10003000
285Rượu fufurylFurful alcoholC5H6O22040
286Rượu metylicMethanolCH3OH50100
287Rượu n – amylicn – Amyl alcoholCH3(CH2)4OH100200
288Rượu propylicPropanolCH3(CH2)2OH350600
289Rượu propargylPropargyl alcoholHCCCH2OH26
290RotenonRotenone (Derris)C23H22O6510
291Sáp parafin (khói)Paraffin wax 16
292Sắt (III) oxit (bụi, khói)Ferric oxide (dust, fume)Fe2O3510
293Sắt cacbonylIron carbonylC5FeO­50,080,1
294Selen và các hợp chấtSelenium and compoundsSe0,11
295Senlen đioxitSelenium dioxideO2Se0,1
296Stibin (antinon hyđrua)StibineSbH30,20,4
297StrychninStrychnineC21H222O20,150,3
298Selen hexafloruaSelenium hexafluorideSeF60,2
299SilanSilaneH2Si0,71,5
300StearatStearates 10
301StyrenStyreneC6H5CH CH285420
302Sunfua cloruaSulfur chlorideS2Cl2510
303Sunfua đioxitSulfur dioxideSO2510
304Sunfuryl floruaSunfuryl fluorideF2SO­22040
305Sunfua tetrafloruaSulfur tetrafluorideSF40,41
306TeluTelluriumTe0,01
307Telu hexafloruaTellurium hexafluorideF6Te0,1
308TetracloetylenTetrachloroethyleneC2CL460
3091,1,7,7 Tetracloheptan1,1,7,7 TetrachloroheptaneC7H12Cl41
310Tetra etyl pyrophosphatTetraethyl pyrophosphateC8H20O7P20,050,2
311TetralinTetralinC10 H12100300
312Tetrametyl sucxinonitrilTetramethyl succinonitrile(CH3)2C2(CN)2(CH3)236
313TetranitrometanTetranitromethaneCH3(NO2)4824
314Thiếc (hữu cơ)Tin (organic)Sn0,10,2
315Thiếc (vô cơ)Tin (inorganic)Sn12
316Thiếc oxitTin oxideSnO22
317Thionyl chloruaThionyl ChlorideCl2OS5
318ThiophenolBenzenethiolC6H6S2
319Thuỷ ngân hữu cơMercury compounds (organic)Hg0,010,03
320TitanTitaniumTi10
321ThiramThiram(CH3)2 (SCSN)2 (CH3)2510
322Thuốc lá (bụi)Tobacco (dust) 25
323Thuỷ ngân và hợp chất thuỷ ngân vô cơMercury and compounds (inorganic)Hg0,020,04
324Titan đioxit (bụi hô hấp)Titanium dioxide (respirable dust)TiO25
325Titan đioxit (bụi tổng số)Titanium dioxide (inhalable dust)TiO2610
326ToluenTolueneC6H5CH3100300
327Toluen điisoxyanatToluene diisocyanateC9H6N2O20,040,07
328(m-, o-, p-) Toluiđin (m-, o-, p-) ToluidineCH3C6H4NH20,51
329Tribrom metanTribromometanCHBr3515
330Tributyl phosphatTributyl phosphateC12H27O4P2,55
331TricloetanTrichloroethaneC2H3Cl31020
332TricloetylenTrichloroethyleneC2HCl32040
333TrinitrobenzenTrinitrobenzeneC6H3(NO2)31,0
334Triclo nitrobenzenTrichloro nitrobenzeneC6H2Cl3NO21,0
3352, 4, 6 – Trinitrotoluen (TNT)2, 4, 6 – TrinitrotolueneCH3C6H2(NO2)30,10,2
336Tritolyl phosphatTritolyl phosphateC21H21O4P0,10,2
337Urani và hợp chấtUranium and compoundsU0,2
338Vanadi pentoxit (bụi hô hấp, khói)Vanadium penta oxideV2O50,050,1
339VanadiVanadiumV0,51,5
340Vinyl axetatVinyl acetateCH2CHOOCCH31030
341Vinyl bromuaVinyl bromideCH2CBr2040
342Vinyl cloruaVinyl chlorideC2H3Cl15
343Vinyl xyclohexenđioxitVinyl cyclohexene dioxide (930)C8H12O260120
344WarfarinWarfarineC19H16O40,10,2
345WofatoxWofatoxC8H10NO5PS0,10,2
346XăngPetrol (Petrol distillates, gazonline) 300
347Xenluloza(bụi tổng số)Cellulose (inhalable dust) 1020
348Xenluloza(bụi hô hấp)Cellulose (respirable dust) 5
349Xesi hydroxitCesium hydroxideCsOH2
350XyanogenCyanogeneNCCN420
351Xyanogen cloruaXyanogene chlorideClCN0,30,6
352XyanuaCyanidesCN(K, Na)0,30,6
353XyclohexanCyclohexaneC6H125001000
354XyclohexanolCychlohexanolC6H11OH100200
355XylenXyleneC6H4(CH3)2100300
356XyliđinXylidine(CH­3)2C6H3NH2510

Phần thứ hai

NĂM (05) NGUYÊN TẮC VÀ BẢY (07) THÔNG SỐ VỆ SINH LAO ĐỘNG

I. NGUYÊN TẮC 1 – ECGÔNÔMI THIẾT KẾ CÁC HỆ THỐNG LAO ĐỘNG

1. Phạm vi điều chỉnh

Hướng dẫn các nguyên tắc ecgônômi cho việc thiết kế các hệ thống lao động để tạo điều kiện lao động tối ưu, đảm bảo an toàn, thoải mái và sức khoẻ của con người, có tính đến hiệu quả kỹ thuật và kinh tế.

2. Đối tượng áp dụng: Các hệ thống lao động trong tất cả các cơ sở có sử dụng lao động (cơ sở sản xuất, kinh doanh, văn phòng…)

3. Khái niệm:

Các khái niệm trong nguyên tắc này được hiểu như sau:

3.1. Cơ sở làm việc:tất cả mọi cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, văn phòng…

3.2. Hệ thống lao động:bao hàm sự kết hợp con người và thiết bị lao động, hoạt động cùng với nhau trong quá trình lao động, thực hiện nhiệm vụ lao động, tại không gian làm việc, trong môi trường lao động, dưới các điều kiện bắt buộc bởi nhiệm vụ lao động.

3.3. Nhiệm vụ lao động:Một kết quả có mục đích trước của hệ thống lao động.

3.4. Trang thiết bị lao động: Dụng cụ, máy móc, xe cộ, các thiết bị máy, đồ đạc hệ thống máy hoặc các thành phần khác được sử dụng trong hệ thống lao động.

3.5. Quá trình lao động:Sự liên tục về thời gian và không gian của các tác động qua lại của con người, trang thiết bị lao động, vật liệu, năng lượng và thông tin trong vòng hệ thống lao động.

3.6. Không gian lao động:Thể tích cho phép một hoặc nhiều người trong hệ thống lao động thực hiện nhiệm vụ lao động.

3.7. Môi trường lao động:Các yếu tố văn hoá, xã hội, sinh học, hoá học và lý học xung quanh một người trong không gian làm việc của người đó.

3.8. Stress lao động (hoặc là gánh nặng bên ngoài):Toàn bộ những điều kiện lao động và yêu cầu bên ngoài đối với hệ thống lao động tác động xấu đến tình trạng tâm lý và (hoặc) sinh lý của con người.

3.9. Căng thẳng trong lao động (hoặc là phản ứng bên trong):là những ảnh hưởng của stress lao động lên một người tuỳ thuộc vào đặc điểm và khả năng cá nhân.

3.10. Mệt mỏi trong lao động:

Các biểu hiện toàn thân hay cục bộ không mang tính bệnh học do căng thẳng của lao động. Có khả năng phục hồi hoàn toàn khi nghỉ ngơi.

4. Các nguyên tắc hướng dẫn chung

4.1. Thiết kế không gian lao động và trang thiết bị lao động

a. Thiết kế liên quan tới các kích thước cơ thể:

Thiết kế không gian làm việc và trang thiết bị lao động buộc phải dựa vào các kích thước cơ thể người và quá trình lao động. Không gian làm việc phải thích ứng với người lao động.

b. Tư thế:

– Người lao động có thể xen kẽ giữa tư thế ngồi và đứng. Nếu phải chọn một trong các tư thế này thì tư thế ngồi thường được ưa thích hơn tư thế đứng. Tư thế đứng có thể cần do quy trình lao động.

– Các tư thế không được gây mệt mỏi trong lao động do sự căng cơ tĩnh kéo dài. Tư thế có thể thay đổi được.

c. Sức bền của cơ:

– Sự đòi hỏi sức mạnh của cơ phải phù hợp với khả năng thể lực của người lao động.

– Các nhóm cơ tham gia phải đủ mạnh để đáp ứng các yêu cầu về lực. Nếu các yêu cầu về lực là quá mức thì cần bổ sung thêm các nguồn năng lượng hỗ trợ trong quá trình lao động.

– Phải tránh việc duy trì sự căng cơ tĩnh kéo dài ở cùng một nhóm cơ

d. Các chuyển động của cơ thể:

– Phải thiết lập sự thăng bằng tốt giữa các chuyển động. Sự di động được ưa thích hơn là bất động trong một thời gian dài.

– Các chuyển động yêu cầu chính xác cao không được đòi hỏi sự gắng sức đáng kể lực cơ.

– Việc thực hiện và phối hợp các chuyển động phải dễ dàng bằng các thiết bị điều khiển thích ứng.

e. Thiết kế các ký hiệu, màn hình và bàn điều khiển.

– Các tín hiệu, màn hình phải được chọn lựa, thiết kế và sắp đặt thích hợp với các đặc tính của tri giác con người, đặc biệt:

+ Tính chất và số các tín hiệu và màn hình phải thích hợp với các đặc tính của thông tin.

+ Để đạt được việc nhận biết thông tin rõ ràng thì ở nơi có nhiều màn hình, chúng phải được đặt trong một không gian có sự định hướng rõ ràng, chắc chắn và nhanh. Sự sắp xếp có thể theo chức năng hoặc theo quá trình kỹ thuật hoặc tầm quan trọng và tần xuất sử dụng các thông tin đặc biệt.

+ Bản chất và thiết kế các tín hiệu và màn hình phải đảm bảo nhận biết rõ ràng. Điều này áp dụng đặc biệt cho các tín hiệu nguy hiểm.

+ Trong các hoạt động kéo dài mà sự quan sát và giám sát chiếm ưu thế, phải tránh các ảnh hưởng quá tải hoặc dưới tải bằng cách thiết kế và sắp đặt các tín hiệu và màn hình.

f. Các bảng điều khiển:

– Loại, thiết kế và sắp đặt các bảng điều khiển tương ứng với công việc điều khiển, thực hiện theo các đặc tính của con người bao gồm các phản ứng đáp trả có hiểu biết và bẩm sinh.

– Sự di động hay cố định của bảng điều khiển phải được chọn lọc dựa trên cơ sở của công việc điều khiển và các số liệu về nhân trắc và cơ sinh học.

– Chức năng của các bảng điều khiển phải dễ nhận biết để tránh nhầm lẫn.

– ở nơi có nhiều bảng điều khiển phải sắp đặt sao cho rõ ràng, đảm bảo thao tác an toàn và nhanh. Điều này có thể thực hiện tương tự như đối với các tín hiệu bằng cách hợp thành nhóm theo chức năng của quá trình mà chúng được sử dụng v.v….

– Các bảng điều khiển khẩn cấp được bảo vệ an toàn, đề phòng các thao tác sơ suất.

4.2. Thiết kế môi trường lao động

Phụ thuộc vào hệ thống lao động, cần chú ý đặc biệt những điểm sau đây:

– Các kích thước của nhà xưởng (sắp đặt chung, không gian làm việc và không gian cho đi lại) phải thích hợp.

– Không khí sạch phải điều chỉnh theo các yếu tố sau:

+ Số lượng người trong phòng,

+ Mức độ đòi hỏi lao động thể lực,

+ Kích thước nhà xưởng (phải tính đến các thiết bị lao động)

+ Sự phát ra các chất gây ô nhiễm trong phòng,

+ Các điều kiện nhiệt.

– Phải cung cấp đủ ánh sáng

Chiếu sáng phải sao cho có tầm nhìn tốt nhất đối với các hoạt động được yêu cầu. Phải chú ý đặc biệt các yếu tố sau:

+ Độ rọi.

+ Màu sắc.

+ Sự phân bố ánh sáng.

+ Không chói loá và phản chiếu không mong muốn.

+ Tương phản giữa độ dọi và màu sắc.

+ Tuổi của công nhân.

– Phải tiến hành chọn màu sắc cho phòng và cho các thiết bị lao động, ảnh hưởng của chúng đến sự phân bố độ dọi, đến cấu trúc và chất lượng của trường thị giác và đến tri giác màu sắc an toàn.

– Môi trường lao động thính giác phải tránh các ảnh hưởng có hại hoặc khó chịu của tiếng ồn, kể cả các ảnh hưởng này từ các nguồn bên ngoài.

– Rung và các tác động truyền tới con người phải không được quá mức để tránh gây nên tổn thương thực thể, các phản ứng sinh lý, bệnh hoặc các rối loạn cảm giác vận động.

– Phải tránh sự tiếp xúc của công nhân với các vật liệu nguy hiểm và bức xạ có hại.

– Trong khi lao động ngoài trời, phải phòng hộ thích hợp chống lại các ảnh hưởng bất lợi của khí hậu, ví dụ chống nóng, lạnh, gió, mưa v.v…

4.3. Thiết kế quá trình lao động

– Thiết kế quá trình lao động phải bảo vệ sức khoẻ và an toàn cho con người, tạo cho họ cảm giác dễ chịu, thoải mái và dễ dàng thực hiện công việc, đặc biệt bằng cách tránh sự quá tải và dưới tải. Sự quá tải và dưới tải là do vượt quá các giới hạn trên và dưới của thang hoạt động các chức năng sinh lý hoặc tâm lý, ví dụ:

+ Gánh nặng thể lực và gánh nặng giác quan gây mệt mỏi.

+ Trái lại, gánh nặng dưới tải hoặc lao động đơn điệu lại giảm bớt sự tỉnh táo.

– Các stress tâm lý và thể lực không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố được xem xét trên mà còn phụ thuộc vào nội dung và tính lặp lại các thao tác và vào sự kiểm soát của con người suốt quá trình lao động.

– Thực hiện các phương pháp cải thiện chất lượng của quá trình lao động, thí dụ:

+ Có một công nhân thực hiện một số thao tác liên tục thuộc cùng một hoạt động lao động thay vì là một số công nhân (mở rộng công việc).

+ Có một công nhân thực hiện các thao tác liên tục thuộc các hoạt động lao động khác nhau thay vì là một số công nhân (công việc phong phú).

+ Thay đổi công việc, ví dụ: luân phiên công việc tự nguyện giữa các công nhân trên dây chuyền lắp ráp hoặc trong một đội làm việc trong một nhóm tự quản.

+ Nghỉ ngơi có tổ chức hoặc không có tổ chức.

– Trong việc thực thi các biện pháp nêu trên, đặc biệt chú ý:

+ Sự biến đổi về chứng mất ngủ và khả năng lao động qua ngày và đêm.

+ Sự khác nhau về khả năng lao động giữa các công nhân và sự thay đổi về tuổi.

+ Khả năng của từng người.

II. NGUYÊN TẮC 2 – ECGÔNÔMI THIẾT KẾ VỊ TRÍ LAO ĐỘNG

1. Phạm vi điều chỉnh

Các nguyên tắc ecgônômi cơ bản để hướng dẫn việc thiết kế vị trí lao động trong mọi ngành kinh tế quốc dân nhằm thiết kế được các điều kiện lao động tối ưu về an toàn, thoải mái và sức khoẻ của con người, có tính đến hiệu quả kỹ thuật và kinh tế.

2. Đối tượng áp dụng: Mọi vị trí lao động

3. Khái niệm

Các khái niệm trong nguyên tắc này được hiểu như sau:

– Vị trí lao động là một khoảng không gian trong đó được trang bị các phương tiện kỹ thuật để một người hay một nhóm người làm việc, thực hiện một công việc hay một công đoạn.

– Vùng tiếp cận của trường vận động là một phần không gian của vị trí lao động, được giới hạn bằng những cung vẽ lên do cánh tay duỗi tối đa chuyển động bằng khớp vai

– Vùng dễ tiếp cận của trường vận độnglà một phần không gian của vị trí lao động, được giới hạn bằng những cung vẽ lên do cánh tay duỗi chuyển động bằng khớp vai (vùng bố trí các bộ phận điều khiển thường xuyên được sử dụng).

– Vùng tiếp cận tối ưu của trường vận động là một phần không gian của vị trí lao động, được giới hạn bằng những cung vẽ lên do cẳng tay chuyển động bằng khớp khuỷu (vùng bố trí các bộ phận điều khiển rất thường xuyên được sử dụng).

4. Nguyên tắc chung về ecgônômi

– Vị trí lao động phải thích ứng cho từng loại lao động cụ thể, phù hợp với khả năng và đặc điểm tâm sinh lý của người lao động.

– Khi thiết kế vị trí lao động cần bắt đầu từ việc phân tích cụ thể quá trình lao động của con người trên phương tiện cụ thể, dựa vào số liệu nhân trắc và các đặc điểm tâm sinh lý trong quá trình lao động, và đánh giá điều kiện vệ sinh của công việc.

– Tổ chức không gian vị trí lao động gồm: tính các kích thước dựa vào số liệu nhân trắc, chọn vùng làm việc, mặt phẳng thao tác thích hợp, tư thế lao động thoải mái đồng thời thiết kế, sắp đặt trang thiết bị hợp lý.

– Trang thiết bị máy móc phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của người lao động (đặc biệt là đặc điểm nhân trắc, cơ sinh).

– Bố trí vị trí lao động trong mặt bằng sản xuất một cách tối ưu bao gồm cả việc đảm bảo an toàn và đủ lối đi cho mọi người.

– Phải đủ ánh sáng (tự nhiên và nhân tạo) cho cả công việc lao động và bảo dưỡng máy móc.

– Độ ồn, rung phát sinh từ các vị trí lao động, hoặc do các nguồn khác không được vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

– Phải có các biện pháp cần thiết để bảo vệ công nhân khỏi những tác động của các yếu tố nguy hiểm và độc hại trong sản xuất (các yếu tố vật lý, hoá học, sinh học và tâm sinh lý).

– Cần có những biện pháp phòng và giảm sự mệt mỏi của người lao động, ngăn chặn những stress tâm lý và những tác động có hại khác.

5. Nguyên tắc tổ chức không gian vị trí lao động:

– Khi thiết kế vị trí lao động cần phải đảm bảo các thao tác lao động được thực hiện trong vùng tiếp cận của trường vận động.

– Có 3 loại vùng tiếp cận của trường vận động:

* Vùng tiếp cận

* Vùng dễ tiếp cận

* Vùng tiếp cận tối ưu

– Đảm bảo không gian cho cả chân và bàn chân khi ngồi làm việc.

– Phải đảm bảo yêu cầu về tầm nhìn của vị trí lao động.

– Đảm bảo tối ưu cho vùng phản ánh thông tin (bộ phận hiển thị, biển báo, tín hiệu…) để người lao động tiếp nhận thông tin tốt nhất.

– Đảm bảo chiều cao bề mặt làm việc, khoảng cách từ mắt tới đối tượng cần quan sát, góc nhìn, kích thước không gian để cho chân.

– Kích thước và chiều cao ghế đối với những công việc ngồi phải thuận lợi cho việc thay đổi tư thế khi làm việc, ghế không được quá sâu, khoảng cách từ mặt ghế đến cạnh bàn không ít hơn 270 – 300mm.

III. NGUYÊN TẮC 3 – ECGÔNÔMI THIẾT KẾ MÁY MÓC, CÔNG CỤ

1. Phạm vi áp dụng

Các nguyên tắc ecgônômi cơ bản cho việc thiết kế máy móc, công cụ trong mọi ngành kinh tế quốc dân nhằm thiết kế được các máy móc, công cụ lao động tối ưu đảm bảo an toàn, thoải mái và sức khoẻ cho người lao động, có tính đến hiệu quả kỹ thuật và kinh tế.

2. Đối tượng áp dụng:Mọi máy móc, công cụ lao động.

3. Các nguyên tắc

– Dựa vào sự thay đổi kích thước của cơ thể khi vận động cả người hoặc từng phần trong không gian.

– Dựa vào biên độ chuyển động của các khớp. Trị giá các góc thoải mái của cơ thể.

– Dựa vào quy định lực tác dụng lên các bộ phận điều khiển.

– Nguyên tắc tiết kiệm chuyển động để đảm bảo tư thế thoải mái và vùng thao tác tối ưu.

– Đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh và thẩm mỹ (hình dáng, màu sơn…).

– Nguyên tắc sử dụng số liệu nhân trắc: đối tượng sẽ sử dụng công cụ, sau đó chọn các số liệu nhân trắc làm cơ sở để xác định kích thước của máy móc, công cụ, xác định số phần trăm người phải thoả mãn theo thiết kế công cụ, máy móc.

IV. NGUYÊN TẮC 4 – CHIỀU CAO BỀ MẶT LÀM VIỆC

1. Phạm vi điều chỉnh: nguyên tắc thiết kế chiều cao bề mặt làm việc.

2. Đối tượng áp dụng: Tất cả các vị trí làm việc

3. Các nguyên tắc

 Tính chất công việcChiều cao vùng làm việc
1234
5
Công việc yêu cầu nhìn chính xác caoCông việc yêu cầu trợ giúp bàn tayCông việc yêu cầu cử động bàn tay tự doThao tác với các vật liệu nặng (chỉ cho công việc với tư thế đứng)Công việc gồm nhiều yêu cầu khác nhauTrên mức khuỷu tay 10 – 20 cmTrên mức khuỷu tay 5 – 7cmDưới mức khuỷu tay một chútDưới mức khuỷu 10 – 30cm
 Được xác định theo yêu cầu công việc nhiều nhất

V. NGUYÊN TẮC 5 – VỊ TRÍ LAO ĐỘNG VỚI MÁY VI TÍNH

1. Phạm vi áp dụng:Các nguyên tắc cơ bản cho việc thiết kế vị trí lao động với máy vi tính.

2. Đối tượng áp dụng: Tất cả các vị trí làm việc với máy vi tính để bàn.

3. Các nguyên tắc

3.1. Vị trí làm việc

– Vị trí làm việc phải được thiết kế để phù hợp với người lao động. Lý tưởng nhất là điều chỉnh được cho phù hợp với từng người. Trong trường hợp không điều chỉnh được thì thiết kế phải dựa vào kích thước nhân trắc của người ngưỡng 5% và 95%.

– Chiều cao mặt bàn làm việc, nếu điều chỉnh được, nên ở trong khoảng 65 – 75cm. Trong trường hợp không điều chỉnh được: 70 cm

– Độ cao của màn hình và bàn phím phải điều chỉnh được và sự điều chỉnh phải độc lập với nhau.

– Khoảng cách tối thiểu giữa hai người làm việc là 1 m (tính từ tâm vị trí lao động).

3.2. Bề mặt làm việc:

– Bề mặt làm việc không được sáng bóng gây chói loá, đủ rộng để đặt một số dụng cụ cần thiết như màn hình, bàn phím, chuột, tài liệu cho người làm việc được thoải mái.

– Nếu có giá giữ tài liệu thì giá phải vững, đặt ở vị trí sao cho người sử dụng không phải có những cử động bất lợi của đầu và mắt.

– Nếu công việc làm máy vi tính là chủ yếu thì đặt máy vi tính ngay trước người vận hành. Nếu công việc máy vi tính là thứ yếu thì đặt máy ở phía trái nếu người vận hành thuận tay phải hoặc ở phía phải nếu người vận hành thuận tay trái.

3.3. Ghế và tựa lưng:

– Ghế phải điều chỉnh được độ cao từ 35-50 cm, có thể xoay được.

– Ghế phải vững chãi. Không bọc bằng vật liệu tổng hợp không thấm nước.

– Lòng ghế sâu 38- 43 cm, rộng tối thiểu 45 cm, không sắc cạnh, có độ nghiêng 0 – 100, đỡ được trọng tâm cơ thể qua mông (không phải là qua đùi).

– Tỳ tay không cản trở thao tác trên bàn phím.

– Nếu cần di động, lắp bánh xe nhỏ vào ghế theo nguyên tắc 5 ngạnh.

– Tựa lưng điều chỉnh được thích hợp với vùng lưng (thắt lưng) đủ để đỡ lưng.

3.4. Khoảng để chân:

– Có khoảng không  cho chân để người vận hành không bị gò bó.

– Nếu ghế cao quá cần có kê chân. Kê chân cần có độ dốc khoảng 300, bề mặt không trượt.

3.5. Tư thế người vận hành:

– Người vận hành cần được ngồi với tư thế thoải mái, có tựa lưng, chân ở trạng thái nghỉ trên sàn hay trên kê chân. Góc khuỷu tay xung quanh 900, góc giữa thân người với đùi trong khoảng 90-1200.

– Người vận hành cần tránh tư thế ngồi cố định trong một thời gian dài, có thể thay đổi vị trí, đứng lên, vươn duỗi hay đi lại nếu thấy mệt.

3.6. Góc nhìn và tầm nhìn:

– Góc nhìn tốt nhất là trong khoảng 10-30dưới đường ngang mắt người vận hành. Cạnh trên của màn hình không được cao hơn tầm mắt. Góc tạo bởi đường từ mắt đến cạnh dưới của màn hình và đường ngang tầm mắt không được vượt 400.

– Tầm nhìn thích hợp là không nhỏ hơn 50cm.

3.7. Chiếu sáng và chống chói loá

– Chiếu sáng chung 300 – 700 lux. Với những nơi có yêu cầu thị giác đặc biệt thì có thể 700 – 1000 lux. Nếu cần đọc tài liệu thì có thể sử dụng chiếu sáng cục bộ nhưng cần che chụp để tránh chói loá cho mắt

– Giảm tới mức tối thiểu sự phản chiếu ánh sáng và sự chói loá: đặt nguồn sáng đúng, không dùng các bề mặt và các đồ vật sáng bóng…

– Đặt máy tính phải chú ý đến cửa sổ và nguồn sáng để các nguồn gây chói loá không phản chiếu lên màn hình. Bố trí máy sao cho cửa sổ không đối diện trực tiếp với màn hình hoặc ngược lại ở ngay sau màn hình. Nên đặt máy ở chỗ giao nhau của các nguồn sáng trên đầu hơn là đặt ngay dưới chúng.

– Màn hình cần có lớp phủ chống chói loá. Nếu không có lớp phủ chống chói thì phải đặt lên màn hình phương tiện chống phản chiếu để tránh chói loá do phản chiếu. Phương tiện này không được giảm độ nét của hình và chữ. Chỉ dùng tấm lọc chống chói loá khi không thể áp dụng các giải pháp khác.

– Tường cần có màu trang nhã và có độ phản chiếu thấp (không bóng). Các thiết bị xung quanh cũng phải có màu không bóng hoặc màu sẫm để tránh phản xạ các nguồn sáng. Tránh các bề mặt có độ phản chiếu cao, lấp lánh hay bóng loáng ở nơi làm việc.

3.8. Môi trường

– Nhiệt độ phòng làm việc 23 – 250C, độ ẩm tương đối tối đa là 75%.

– Thông khí tối thiểu 13 m3/giờ/người. Tốc độ gió không quá 0,5 m/giây.

– Tiếng ồn không quá 55 dBA.

3.9. Giải lao

– Sau mỗi giờ làm việc liên tục với máy vi tính cần có một khoảng thời gian ngắn để nghỉ hay làm việc nhẹ khác không liên quan đến màn hình. Tốt nhất khoảng thời gian này nên ra khỏi vị trí làm việc với máy vi tính.

– Nếu trong khoảng thời gian nghỉ ngắn này có thể tập thư giãn nhẹ các cơ hay mắt thì rất tốt.

– Thời gian nghỉ ngắn trên không được tính vào thời gian nghỉ.

VI. THÔNG SỐ 1 – VỊ TRÍ LAO ĐỘNG VỚI MÁY VI TÍNH

1. Phạm vi áp dụng

Các thông số cơ bản cho việc thiết kế vị trí lao động với máy vi tính dựa trên các nguyên tắc cơ bản đã nêu.

2. Đối tượng áp dụng:Các vị trí lao động với máy vi tính để bàn

3. Các thông số

TTChỉ tiêuKích thước
1Bàn, ghế, tư thếChiều cao bàn: – Điều chỉnh được (cm)- Không điều chỉnh được (cm)- Chiều cao ghế (điều chỉnh được) (cm)Chiều sâu lòng ghế (cm)Chiều rộng tối thiểu của lòng ghế (cm)Độ dốc lòng ghế về phía tựa lưng (độ)Khoảng để chân (cm)Độ dốc kê chân (độ)Góc khuỷu tay (độ)Góc người – đùi (độ)Góc nhìn (dưới đường ngang mắt) (độ)Tầm nhìn (cm) 65 – 707035 – 5038 – 43450 – 10193085 – 9590 – 12010 – 30>50
2Môi trường– Chiếu sáng chung (lux): – bình thường- Có yêu cầu thị giác đặc biệt- Nhiệt độ (0C)- Độ ẩm tối đa (%)- Thông khí tối thiểu- Tốc độ gió (m/giây)- Tiếng ồn (dBA) 300 -700700-  100023 – 257513 m3/giờ/ngườikhông quá 0,5không quá 55
3Thời gian làm việc liên tục1-2 giờ

VII. THÔNG SỐ 2- CHIỀU CAO BỀ MẶT LÀM VIỆC

1. Phạm vi điều chỉnh

Các thông số cơ bản về chiều cao bề mặt làm việc.

2. Đối tượng áp dụng:Các vị trí lao động.

3. Các thông số:

Tư thếLoại công việcChiều cao bề mặt làm việc (cm)
NamNữNamvà nữ
ĐứngNhẹ88 – 10285 – 9786 – 99
Trung bình80 – 9477 – 8978 – 91
Nặng74 – 8871 – 8372 – 85
NgồiChính xác cao73 – 8670 – 8370 – 83
Chính xác65 – 7862 – 7564 – 77
Công việc nhẹ không đòi hỏi chính xác cao60 – 7357 – 7059 – 72

VIII. THÔNG SỐ 3 – KHOẢNG CÁCH NHÌN TỪ MẮT TỚI VẬT

1. Phạm vi điều chỉnh

Các thông số về khoảng cách nhìn từ mắt tới đối tượng làm việc

2. Đối tượng áp dụng:Các vị trí làm việc

3. Các thông số

TTTính chất công việcKhoảng cách nhìn(từ mắt tới vật)
1234Công việc đòi hỏi rất chính xác (lắp ráp các chi tiết nhỏ …)Công việc đòi hỏi chính xác cao (vẽ, may, khâu…)Công việc đòi hỏi chính xác và chính xác vừa (đọc, thao tác tiện…)Công việc ít đòi hỏi chính xác12 – 25cm25 – 35cm35 – 50cmTrên 50cm

IX. THÔNG SỐ 4 – GÓC NHÌN

1. Phạm vi điều chỉnh

Các thông số về góc nhìn trong việc thiết kế vị trí lao động để giúp cho người lao động làm việc thoải mái và có năng suất cao.

2. Đối tượng áp dụng:Các vị  trí lao động

3. Các thông số góc nhìn so với đường nhìn thẳng 00

TTTư thế lao độngGóc nhìn
1 2Tư thế ngả về phía sau(ví dụ – công việc trong phòng điều khiển)Tư thế cúi về phía trước(ví dụ – công việc thực hiện tại bàn)150 450

* Góc nhìn được tính với cạnh gốc là đường ngang tầm mắt trong tư thế nhìn thẳng.

* Đối tượng lao động được quan sát thường xuyên phải đặt ở trường nhìn trung tâm phía trước.

X. THÔNG SỐ 5 – KHÔNG GIAN ĐỂ CHÂN

1. Phạm vi điều chỉnh

Các thông số về không gian để chân cho việc thiết kế vị trí lao động nhằm giúp cho con người lao động thoải mái và có năng suất cao.

2. Đối tượng áp dụng:Các vị trí lao động

3. Các thông số:

TTTư thế lao độngKhông gian để chân
1   2  3Làm việc tư thế ngồi:Chiều rộngChiều sâu tại mức đầu gốiChiều sâu tại mức sànLàm việc ở tư thế đứng:Chiều sâu cho bàn chânChiều cao cho bàn chânKhoảng không tự do phía sau công nhân lao động ở tư thế đứng 60 cm 4565  15 cm 15 cm90 cm

XI. THÔNG SỐ 6 – CHIỀU CAO NÂNG NHẤC VẬT

1. Phạm vi điều chỉnh:

Các thông số về chiều cao từ đất tới người thao tác nâng nhấc vật để giúp cho người lao động thoải mái và tránh được các rủi ro trong lao động.

2. Đối tượng áp dụng:Người lao động phải thao tác nâng nhấc vật nặng.

3. Các khái niệm

Các khái niệm dùng trong tiêu chuẩn này bao gồm:

– Chiều cao nâng nhấc bình thường:ở trong vùng từ khớp khuỷu tay đến khớp vai.

– Chiều cao nâng nhấc thấp:ở vùng dưới khớp khuỷu tay.

4. Các thông số

MứcChiều cao nâng nhấc bình thườngChiều cao nâng nhấc thấp
Khoảng cách tới tay cầm (cm)Khoảng cách tới tay cầm (cm)
< 3030-5050-70>70< 3030-5050-70>70
Trọng lượng vật nâng nhấc (kg)Trọng lượng vật nâng nhấc (kg)
1Vật nặng được nâng nhấc bằng máy dễ dàng
2< 18< 10< 8< 5< 13< 8< 5< 4
318-3410-198-136-1113-238-135-94-7
435-5520-3014-2112-2824-2514-2110-158-13
5>55>3021>18>35>21>15>8

XII. THÔNG SỐ 7: THÔNG SỐ SINH LÝ VỀ CĂNG THẲNG NHIỆT – TRỊ SỐ GIỚI HẠN

1. Phạm vi điều chỉnh:Trị số giới hạn cho các thông số sinh lý về căng thẳng nhiệt được xây dựng có tính đến các nguy cơ cho sức khoẻ của những người lao động khoẻ mạnh, có tính đến sự thích hợp với các kỹ thuật khác nhau để phát hiện những nguy cơ này.

2. Đối tượng áp dụng: người lao động ở tất cả các cơ sở làm việc trong môi trường nóng hoặc lạnh.

3. Tiêu chuẩn tham khảo:ISO 9886

4. Các thông số sinh lý về căng thẳng nhiệt

4.1. Nhiệt độ vùng lõi cơ thể

Nhiệt độ vùng lõi cơ thể không được trệch khỏi các giá trị được đưa ra trong mục 4.1.1 và 4.1.2.

4.1.1. Môi trường nóng

Các giá trị giới hạn sẽ tuỳ thuộc vào mức tăng nhiệt độ vùng lõi và thông số được sử dụng.

Nhiệt độ vùng lõi không được tăng quá 10C (hay là không vượt quá 380C) trong những trường hợp:

– Nếu nhiệt độ lõi được đo nhiều lần, dù dùng kỹ thuật nào.

– Khi không đo các thông số sinh lý khác.

Trong các điều kiện khác và đặc biệt khi nhiệt độ thực quản được theo dõi liên tục đồng thời với việc ghi nhịp tim, có thể cho phép giới hạn cao hơn như tăng 1,40C hay nhiệt độ là 38,50C.

Sự tăng nhiệt độ lên trên 38,50C có thể chịu đựng được khi có các điều kiện sau:

a. Đối tượng đã được khám về y học.

b. Họ đã thích nghi với nóng qua sự tiếp xúc lặp đi lặp lại với môi trường đó với các nhiệm vụ đặc biệt.

c. Có sự giám sát y học liên tục và sẵn các phương tiện cấp cứu.

d. Nhiệt độ thực quản được theo dõi liên tục.

e. Đồng thời với việc theo dõi các thông số sinh lý khác – đặc biệt là nhịp tim.

f. Sự tiếp xúc có thể được ngừng ngay khi xuất hiện các triệu chứng không chịu được, như cảm thấy kiệt sức, chóng mặt, buồn nôn.

g. Công nhân có quyền rời nơi làm việc khi họ muốn.

Nhiệt độ lõi không được vượt quá 390C.

4.1.2. Môi trường lạnh:

Trong các môi trường lạnh, chỉ có đo nhiệt độ thực quản (tes), nhiệt độ trực tràng (tre) và nhiệt độ ổ bụng (tab) là thích hợp. Giới hạn thấp cho các nhiệt độ này là 360C. Điều kiện áp dụng:

a. Khi các nhiệt độ này được theo dõi từng lúc một.

b. Khi sự tiếp xúc sẽ được lặp lại trong cùng ngày.

c. Một số điều kiện rất hiếm có thể chịu được mức nhiệt độ thấp hơn trong thời gian ngắn.

d. Đối tượng đã được khám về mặt y học

e. Nhiệt độ da được theo dõi đồng thời và coi trọng giới hạn thích hợp.

f. Công nhân có quyền rời nơi làm việc khi họ muốn.

4.2. Trị giá giới hạn cho nhiệt độ da:

Vì các lý do tiếp xúc trước đó, các giới hạn được nói dưới đây chỉ liên quan tới ngưỡng đau.

Trong môi trường nóng, nhiệt độ da cục bộ tối đa là 400C. Trong môi trường lạnh là 200C đối với da trán và 100C đối với nhiệt độ các đầu chi (đặc biệt là đầu ngón tay và ngón chân).

4.3. Nhịp tim (HR):

Sự tăng nhịp tim (HRT) do căng thẳng nhiệt là 33 nhịp cho mỗi độ tăng của nhiệt độ lõi. Tuy nhiên, phản ứng tim với nhiệt độ rất khác nhau ở mỗi người. Vì thế, trong trường hợp HR là thông số sinh lý duy nhất được theo dõi để đặt giới hạn trên cho thành phần HRở khoảng 30 nhịp/phút là hợp lý. Trong các tình huống mà căng thẳng nhiệt có thể cao, cần phải đo cùng với nhiệt độ lõi. Ngoài ra, phải có phương tiện cho phép theo dõi nhịp tim thực tế trong suốt quá trình tiếp xúc.

Trị giá giới hạn của nhịp tim ở nơi làm việc không được vượt quá giới hạn tối đa của người trừ đi 20 nhịp/phút. Một cách lý tưởng đây phải được xác định bằng các test cá nhân. Nếu điều này không thể làm được, có thể dự tính bằng công thức sau:

HRL  0,85 A (A là tuổi tính bằng năm).

Theo đúng quy định của giới hạn tối đa cho nhiệt độ lõi là 390C, giới hạn tối đa cho việc tăng nhịp tim từ mức nhiệt ban đầu có thể tới 60 nhịp/phút. Điều này áp dụng vào cùng các trường hợp như trên và đặc biệt khi có sự giám sát về y tế và theo dõi liên tục.

4.4. Giảm thể trọng:

Trị giá giới hạn về giảm thể trọng cho những công nhân thích nghi là 800g và không thích nghi là 1300g tương ứng với tổng lượng nước mất là 3250g hay 5200g trong trường hợp cân bằng nước nhập vào bằng 75% tổng lượng nước mất.

Trị giá này nói đến đối tượng có diện tích da 1,8 m2 và có thể thích ứng với một đối tượng đã cho bằng cách nhân chúng với tỷ lệ giữa diện tích da ADu và diện tích da tham khảo 1,8 m2.

Trị giá giới hạnNgười chưa thích nghiNgười đã thích nghi
Báo độngNguy hiểmBáo độngNguy hiểm
Mức mồ hôiNghỉ ngơi: M<65W/m2        SWmax W/m2                    g/giờLao động: M>65W/m2       SWmax W/m2                   g/giờ  100250 200520  150390 250650  200520 300780  300780 4001040
Mất nước tối đa           DmaxW.h/m2                    g 1 0002 600 1 2503 250 1 5003 900 2 0005 200
Trong đó: W  oát  h  giờ g  gram

Ghi chú:   * M  mức chuyển hoá năng lượng

                  * SW Trọng lượng mồ hôi

  Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2002



KT. BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Văn Thưởng
Dưới sự chỉ đạo của Bộ Y tế, các tiêu chuẩn, nguyên tắc và thông số này được biên soạn với sự chủ trì của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường, sự tham gia, đóng góp ý kiến của nhiều chuyên gia trong các viện nghiên cứu (Viện Pasteur Nha Trang, Viện Vệ sinh và Y tế công cộng, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Viện nghiên cứu Khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động), Trường đại học Y Hà Nội, các Trung tâm Y tế dự phòng các tỉnh và thành phố, các Bộ, Ngành và cơ quan hữu quan (Tổng cục Tiêu chuẩn kỹ thuật và đo lường, Bộ Khoa học – Công nghệ – Môi trường, Bộ Lao động, Bộ Công nghiệp, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam …).Việc biên soạn tiêu chuẩn đã được sự tư vấn và hỗ trợ của Tổ chức Y tế thế giới, đặc biệt là Ts. H.Ogawa, Bs. L. Milan, Bs. Cris Tunon, Bs. Pascal Broudon, Gs. Tod Kjellstrom, Gs. Wai on Phoons…

MỤC LỤC

Phần thứ nhất: Hai mươi mốt (21) tiêu chuẩn vệ sinh lao động

I. Tiêu chuẩn cơ sở vệ sinh – phúc lợi

II. Tiêu chuẩn khoảng cách bảo vệ vệ sinh

III. Lao động thể lực – Tiêu chuẩn phân loại thao tác tiêu hao năng lượng

IV. Lao động thể lực – Tiêu chuẩn phân loại thao tác theo tần số nhịp tim

V. Tiêu chuẩn mang vác – Giới hạn trọng lượng cho phép

VI. Tiêu chuẩn chiếu sáng

VII. Tiêu chuẩn vi khí hậu

VIII. Tiêu chuẩn bụi silic

IX. Tiêu chuẩn bụi không chứa silic

X. Tiêu chuẩn bụi bông

XI. Tiêu chuẩn bụi amiăng

XII. Tiêu chuẩn tiếng ồn

XIII. Tiêu chuẩn rung

XIV. Tiêu chuẩn từ trường tĩnh – Mật độ từ thông

XV. Tiêu chuẩn từ trường tần số thấp – Mật độ từ thông

XVI. Tiêu chuẩn cường độ điện từ trường tần số thấp và điện trường tĩnh

XVII. Tiêu chuẩn cường độ điện từ trường dải tần số 30kHz – 300GHz

XVIII. Bức xạ tử ngoại – Giới hạn cho phép

XIX. Tiêu chuẩn phóng xạ

XX. Bức xạ tia X – Giới hạn cho phép

XXI. Hoá chất – Giới hạn cho phép trong không khí vùng làm việc

Phần thứ hai: Năm (05) nguyên tắc và bảy (07) thông số vệ sinh lao động

I. Nguyên tắc 1 – Ecgônômi thiết kế các hệ thống lao động

II. Nguyên tắc 2 – Ecgônômi thiết kế vị trí lao động

III. Nguyên tắc 3 – Ecgônômi thiết kế máy móc công cụ

IV. Nguyên tắc 4 – Bố trí vùng làm việc

V. Nguyên tắc 5 – Vị trí lao động với máy vi tính

VI. Thông số 1 – Vị trí lao động với máy vi tính

VII. Thông số 2 – Chiều cao bề mặt làm việc

VIII. Thông số 3 – Khoảng cách nhìn từ mắt tới vật

IX. Thông số 4 – Góc nhìn

X. Thông số 5 – Không gian để chân

XI. Thông số 6 – Chiều cao nâng nhấc vật

XII. Thông số 7 – Thông số sinh lý về căng thẳng nhiệt – Trị số giới hạn 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *